Mô hình D2C: Mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
Mô hình D2C (Direct to Consumer) là hoạt động của các nhà sản xuất thương hiệu bán sản phẩm của họ trực tiếp cho người tiêu dùng thay vì thông qua các trung gian như chuỗi cửa hàng bách hóa hoặc thương nhân.
Mô hình D2C, nghe có vẻ đơn giản nhưng nó buộc các thương hiệu phải hiểu sâu hơn về người tiêu dùng của họ. Thực hiện đơn hàng, giao hàng chặng cuối, trả lại sản phẩm và hỗ trợ khách hàng,… đều do doanh nghiệp đảm nhiệm. So với việc chỉ quản lý các đối tác bán lẻ, D2C đòi hỏi nhiều công việc hơn và nguồn lực bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, đã thành lập.
Những Xu Hướng Năm 2024 Của Mô Hình D2C
Ít phụ thuộc vào quảng cáo
Việc ra mắt thương hiệu D2C từng đơn giản. Tạo một trang web Shopify, liệt kê các sản phẩm của bạn, quảng cáo chúng trên Facebook và làm việc với một công ty cung cấp dịch vụ. Sự phát triển của nhiều công ty D2C phần lớn nhờ vào sự đơn giản và tốc độ mà quảng cáo có thể được thực hiện trên Facebook, Google và Instagram.
Vào năm 2021, bất kì chủ sở hữu doanh nghiệp nào cũng nhìn thấy được tầm quan trọng của quảng cáo trên các trang mạng xã hội. Quảng cáo mang đến cho doanh nghiêp phát triển và giúp họ tìm thấy mọi khách hàng mục tiêu một cách chính xác.
Tuy nhiên, vào năm 2022, nhiều thứ đã thay đổi. Người dùng Apple hiện có thể quản lý các hoạt động theo dõi và truy cập dữ liệu của các ứng dụng bên ngoài như Facebook. Điều này gây khó khăn hơn cho các nhà tiếp thị trong việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu của họ khi sử dụng dữ liệu của bên thứ ba. Các công ty cũng khó đánh giá hiệu quả chi tiêu cho quảng cáo hơn.
Quảng cáo trả phí chỉ có hiệu quả như sức mạnh ban đầu của thương hiệu. Những thương hiệu đang phát triển mạnh bất chấp giới hạn của quảng cáo trả tiền là những thương hiệu đã phát triển được bản sắc thương hiệu mạnh mẽ thông qua tính độc đáo và cách kể chuyện.
Nhiều phương thức thanh toán
Sự sẵn có của các tùy chọn thanh toán linh hoạt là một trong những xu hướng hỗ trợ việc cải tiến mô hình này. Ngoài việc hỗ trợ Apple Pay và Google Pay, các trang web D2C cũng cung cấp các gói “mua trước, trả sau” (BNPL) hiệu quả đối với hàng hóa đắt tiền.
Khách hàng yêu thích loại phương thức thanh toán này vì nó cho phép họ có được các mặt hàng của mình trong khi chỉ phải trả một phần nhỏ của toàn bộ giá.
Do lãi suất thấp hoặc không có, nên hình thức tài trợ tiêu dùng này được ưu tiên hơn là sử dụng thẻ tín dụng và ngân hàng.
Trên thế giới, phương thức thanh toán này đã trở nên rất phổ biến: Klarna, Affirm, Shop Pay (Shopify), ZipPay (Australia).
Dịch vụ Mua trước, Trả sau (BNPL) tại Việt Nam cũng bắt đầu gia nhập thị trường này. Một số công ty cung cấp dịch vụ Mua trước, Trả sau (BNPL) nổi bật tại Việt Nam có thể kể đến như Kredivo, Atome, Fundiin.
Trải nghiệm đa kênh (Omni – channel)
Vào thời kì đại dịch Covid, người dân ít ra đường, và vì thế, trải nghiệm mua sắm trực tiếp của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhưng giờ đây, khi mọi thứ thay đổi và cuộc sống dần trở lại bình thường, người tiêu dùng lại quay lại tìm kiếm những trải nghiệm bên ngoài nhiều hơn.
Các công ty thuần online đang ngày mở rộng và nhận ra giá trị của việc có một cửa hàng bán lẻ trực tiếp.
Khách hàng có thể thử sản phẩm và tương tác với các thương hiệu trong cửa hàng thực. Ngay cả khi khách hàng chọn mua hàng trực tuyến, việc có một cửa hàng thực sẽ cung cấp thêm một nguồn lợi cho việc tiếp thị và quảng cáo. Có một kênh quảng cáo tại chỗ giúp giảm chi phí quảng cáo và tăng lợi nhuận vì chỉ riêng quảng cáo trực tuyến đã rất đắt đỏ.
Theo báo cáo của PwC, 65% người tiêu dùng nói rằng họ rất coi trọng sự tiện lợi, vì thế mà trải nghiệm đa kênh trở thành xu hướng mới vào năm 2022. Bằng cách kết hợp trải nghiệm tiêu dùng kỹ thuật số với trải nghiệm thực tế, mô hình D2C sẽ ngày càng phát triển hơn.
App điện thoại riêng
Các thương hiệu D2C có ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động của riêng họ có quyền kiểm soát trực tiếp các tương tác của người tiêu dùng.
Các thương hiệu lớn hiện nay trên thế giới như Glossier, Warby Parker, BarkBox, Cards Against Humanity, Casper… vv đều phát triển ứng dụng di động của riêng mình.
Giữ cân bằng giữa kênh bán buôn và kênh D2C
Nike đã chuyển sang tiếp thị trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) và đóng cửa nhiều nhà bán lẻ bán buôn của mình, bao gồm Macy’s, Urban Outfitters và Zappos.
Ngược lại, các công ty trước đây chỉ hướng đến người tiêu dùng (D2C) như Casper đã và đang mở rộng bán lẻ thông qua quan hệ đối tác với các doanh nghiệp quan trọng bao gồm Costco, Target, Sam’s Club và Nordstrom. Hiện tại, thương hiệu đang vận hành 75 điểm bán lẻ với 25 đối tác bán lẻ.
Tại Việt Nam, Kymdan, một thương hiệu bán đệm khoảng 70 năm với nhiều nhà bán buôn và bán lẻ bắt đầu chuyển sang bán D2C.
Nhà phân tích kinh doanh của BMO Capital Market từng nghiên cứu về việc liệu các doanh nghiệp bán D2C có nên tiếp tục bán buôn. Kết quả là, mặc dù các thương hiệu D2C bán được nhiều hơn hơn, nhưng doanh số bán buôn tạo ra biên lợi nhuận lớn hơn.
Theo Coresight Research, cần đạt được sự cân bằng giữa hai chiến thuật bán lẻ rõ ràng hơn, và có nhiều công ty sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược bán buôn kết hợp D2C.
Mua sắm bằng giọng nói
Loa thông minh, trợ lý giọng nói, tai nghe không dây, v.v. ở khắp mọi nơi và các doanh nghiệp D2C nên điều chỉnh để có thể cạnh tranh. Khi đến gần năm 2023, nó sẽ đóng một vai trò lớn trong quá trình mua và bán trong lĩnh vực D2C.
Theo khảo sát của Salesforce, ít nhất 4 trong số 10 người thuộc thế hệ 8x-9x sử dụng các trợ lý tìm kiếm bằng giọng nói như Alexa, Siri, Hello Google hoặc những người khác để duyệt trực tuyến trước khi mua hàng. Ít nhất 20% nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình hiện được mua trực tuyến bằng cách sử dụng tìm kiếm dựa trên giọng nói. Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ tăng chi tiêu của người tiêu dùng lên đến 18% khi chúng ta tiến gần đến năm 2023.
D2C đang ngày càng phổ biến hơn. Do đó, các thương hiệu D2C sẽ cần phải đẩy mạnh chiến lược nội dung và SEO của họ vào năm 2022 để làm cho thương hiệu của họ trở nên cạnh tranh hơn.
Về cơ bản, hãy tiếp thị hàng hóa của bạn theo những điều kiện mà những người bình thường có thể hiểu được.
Kết luận
Thế giới đang thay đổi từng ngày, và các mô hình kinh doanh cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp D2C cần cập nhật những xu hướng kinh doanh mới nhất để có thể áp dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đừng để bản thân bị bỏ lại.