Khi chuyển đổi sang mô hình bán hàng online, doanh nghiệp sẽ mở rộng thị trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, thu thập chính xác thông tin – dữ liệu của người dùng, tiết kiệm chi phí hiệu quả và nhất là khả năng trao đổi, giao dịch với khách hàng bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng doanh số, doanh thu và nâng cao danh tiếng thương hiệu vượt bậc.
Trong bài viết sau, doanh nghiệp hãy cùng tìm hiểu top 16 mô hình bán hàng online đạt hiệu quả cao hiện nay để từ đó, cân nhắc lựa chọn cho mình phương thức kinh doanh phù hợp nhất nhé!
Mô hình bán hàng online là gì?
Mô hình bán hàng online là mô hình kinh doanh với các quy trình trao đổi, mua bán được diễn ra thông qua mạng Internet. Cả doanh nghiệp lẫn khách hàng đều không cần gặp mặt trực tiếp tại những địa điểm bán hàng cụ thể mà vẫn có khả năng trao đổi, tương tác và thực hiện giao dịch mua bán sản phẩm – dịch vụ một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Để triển khai hiệu quả mô hình bán hàng online, doanh nghiệp cần nắm rõ một số yếu tố cơ bản sau đây:
- Thị trường tiêu thụ: Doanh nghiệp hãy nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường kinh doanh và xác định đâu là những khách hàng tiềm năng của mình.
- Sản phẩm kinh doanh: Xác định rõ ràng loại sản phẩm – dịch vụ nào mà mình sẽ bán cũng nhưng nguồn nhập hàng, nguồn sản xuất uy tín, ổn định.
- Công cụ bán hàng: Doanh nghiệp hãy trang bị các công cụ hỗ trợ triển khai hiệu quả hoạt động bán hàng trực tuyến, chẳng hạn như các phần mềm quản lý kinh doanh.
- Phương tiện truyền thông: Triển khai các phương tiện truyền thông sẽ giúp thông tin của sản phẩm – dịch vụ được quảng bá đến gần hơn với các đối tượng khách hàng.
- Chiến lược kinh doanh trực tuyến: Doanh nghiệp hãy xây dựng một chiến lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn nhất định để có thể áp dụng vào thực tế thật hiệu quả.
Top 16 mô hình bán hàng online đạt hiệu quả cao hiện nay
Kinh doanh theo mô hình truyền thống
Phương thức bán hàng online đầu tiên chính là kinh doanh theo mô hình truyền thống. Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến khá đơn giản và được nhiều doanh nghiệp triển khai phổ biến bậc nhất hiện nay. Với mô hình bán hàng online này, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa, sản phẩm, lưu kho, vốn và một quy trình quản lý vận hành. Tuy nhiên, trong hình thức kinh doanh trực tuyến truyền thống, doanh nghiệp cần có đội ngũ nhân sự, kho bãi riêng, nguồn chi phí và kiểm soát chặt chẽ được quá trình xuất – nhập hàng.
Kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh bán hàng online đạt hiệu quả và ngày càng phổ biến mạnh mẽ tiếp theo chính là kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Ưu điểm của việc bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử là tiếp cận được một thị trường người mua rộng lớn với hàng triệu đối tượng khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, khi bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các mẫu giao diện đẹp, các ưu đãi hỗ trợ cùng một quy trình tinh gọn được sàn thiết kế tự động hóa. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng sẽ bị giới hạn bởi một số chính sách của riêng từng sàn, gây ra một số khó khăn trong vận hành.
Kinh doanh thông qua Email
Bán hàng thông qua email (hay Email Marketing) là mô hình kinh doanh bán hàng online phát triển khá phổ biến hiện nay. Khi triển khai hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp cần đầu tư tìm hiểu chính xác mong muốn, nhu cầu của khách hàng để có thể đầu tư nội dung và đặt lịch gửi các Email Marketing phù hợp theo từng giai đoạn.
Nội dung của Email Marketing cần đảm bảo đầy đủ thông tin, hình thức thiết kế bắt mắt, thu hút và không nên đề cập các phần quảng cáo quá nhiều. Để quá trình bán hàng thông qua Email được linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý bán hàng online có tích hợp Module Marketing Automation và Email Marketing như Odoo, Mail Chimp,…
Kinh doanh bằng Google Adwords
Triển khai Google Adword cũng là một là mô hình kinh doanh bán hàng online mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để tiếp cận và thu hút được một số lượng lớn khách hàng. Với mô hình này, doanh nghiệp cần mua các quảng cáo trên công cụ tìm kiếm Google. Chi phí cho các quảng cáo này sẽ tăng theo số lượt truy cập của người dùng.
Kinh doanh quảng cáo
Kinh doanh quảng cáo là phương thức bán hàng online mà doanh nghiệp áp dụng để tự quảng bá cho sản phẩm – dịch vụ của chính mình hoặc nhận chi phí quảng cáo cho nhiều bên khác (cũng có thể được gọi là Affiliate Marketing hay Google adsense). Để triển khai hiệu quả kinh doanh quảng cáo, doanh nghiệp cần tạo dựng và duy trì nhiều kênh truyền thông – quảng bá khác nhau như Fanpage, Youtube, Blog,…
Thương mại xã hội social commerce
Thương mại xã hội social commerce là mô hình bán hàng online kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử eCommerce. Hình thức này cho phép khách hàng có thể dễ dàng mua sắm trực tuyến thông qua những nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, Twitter,…
Mô hình Affiliate Marketing
Affiliate Marketing (hay tiếp thị liên kết) là một mô hình bán hàng online mà chúng ta sẽ đăng ký làm đối tác của một nhà cung cấp hoặc một công ty nào đó và nhận mức hoa hồng từ hoạt động giới thiệu và chốt đơn thành công sản phẩm – dịch vụ của họ. Mức hoa hồng này sẽ tùy theo thỏa thuận của hai bên.
Mô hình Dropshipping
Dropshipping là một mô hình bán hàng online mà doanh nghiệp áp dụng sẽ không cần phải thuê kho và lưu trữ hàng hoá. Mỗi khi nhận được đơn đặt hàng từ khách, doanh nghiệp sẽ chỉ cần gửi đầy đủ thông tin về đơn hàng cùng địa chỉ vận chuyển cho nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất, và họ sẽ giao đơn hàng đến trực tiếp khách hàng. Lúc này, việc mà doanh nghiệp cần làm chỉ là quản lý quy trình tiếp nhận đơn hàng và xử lý thanh toán.
Mô hình MMO
Mô hình MMO (hay Make Money Online) là phương thức bán hàng online tập trung vào hoạt động tạo ra thu nhập trực tuyến thông qua việc cung cấp các nội dung, thông tin hoặc dịch vụ online cho khách hàng.
Cụ thể, MMO chính là dạng doanh nghiệp xây dựng nội dung blog trên website, Video trên nền tảng YouTube, tham gia các chương trình hợp tác – liên kết hoặc cung cấp nhiều dịch dịch vụ trực tuyến khác nhau như: viết nội dung quảng cáo, thiết kế đồ họa, Email Marketing,… để đem về doanh thu cho mình.
Mô hình MLM
Mô hình MLM (hay Multi-level Marketing) là phương thức bán hàng online tiêu thụ sản phẩm thông qua những nhà phân phối cá nhân hoạt động một cách riêng biệt. Những nhà phân phối cá nhân này sẽ phân phối sản phẩm của doanh nghiệp và nhận về mức hoa hồng được tính theo doanh số hàng hóa mà họ bán được.
Khi triển khai mô hình MLM, doanh nghiệp cần lựa chọn cẩn thận nhà phân phối có tính kỷ luật và đảm bảo các nguyên tắc kinh doanh để tránh nguy cơ bị lừa đảo khiến khách hàng không nhận được trải nghiệm tốt, sẽ rời bỏ thương hiệu của chúng ta.
Mô hình CTV
Mô hình CTV (tức cộng tác viên) là mô hình kinh doanh bán hàng online được các doanh nghiệp ứng dụng để xử lý các bước trong quy trình bán hàng một cách nhanh chóng. Các CTV sẽ nhận hàng hóa, sản phẩm từ nhà cung cấp và đóng vai trò là bên đẩy tiêu thụ cho khách hàng để nhận được tiền hoa hồng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có một số hạn chế là vấn đề đổi – trả hàng hóa hoặc bồi thường cho khách hàng nếu có các lỗi phát sinh.
Bán hàng trên Zalo
Bán hàng trên Zalo là mô hình bán hàng online có xu hướng phát triển vượt bậc hiện nay. Doanh nghiệp có thể lựa chọn bán hàng trực tuyến ở dạng Profile cá nhân hoặc dạng tài khoản doanh nghiệp Zalo OA.
- Với dạng bán hàng trên Profile cá nhân, chúng ta sẽ không phải tốn phí dịch vụ, rất phù hợp với những người mới bắt đầu bán hàng online. Nếu có kế hoạch kinh doanh lâu dài, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thu thập thông tin – dữ liệu.
- Với dạng bán hàng trên Zalo OA, doanh nghiệp sẽ được hệ thống hỗ trợ triển khai các hoạt động Marketing, thu thập và phân tích thông tin – dữ liệu của khách hàng cùng nhiều tiện ích khác. Các tính năng này sẽ hỗ trợ quá trình bán hàng online của doanh nghiệp thêm hiệu quả hơn.
Bán hàng trên Youtube
Bán hàng trên Youtube cũng là là mô hình bán hàng online khá phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng các Video có nội dung hấp dẫn và cách quay dựng chuyên nghiệp để mang đến cho khách hàng sự trực quan về sản phẩm – dịch vụ, thu hút họ tương tác, tìm hiểu và chốt giao dịch.
Mô hình kinh doanh xuyên biên giới
Mô hình kinh doanh xuyên biên giới (hay Cross-Border) là phương thức bán hàng online có liên quan đến việc mở rộng quy mô kinh doanh và giao dịch thương mại qua các quốc gia và thị trường toàn cầu. Bằng cách triển khai những nền tảng thương mại điện tử kết hợp cùng các dịch vụ vận chuyển, giao nhận quốc tế, doanh nghiệp có thể mở rộng cơ hội tiếp cận với đa dạng khách hàng và bán sản phẩm – dịch vụ của mình ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tăng trưởng doanh thu và danh tiếng thương hiệu đáng kể.
Mô hình trò chơi trực tuyến Online Gaming
Mô hình trò chơi trực tuyến Online Gaming là mô hình bán hàng online tập trung vào quá trình phát triển và cung cấp những trò chơi trực tuyến dành cho người dùng. Trong hình thức này, doanh nghiệp có thể phát triển và bán những loại trò chơi, sáng tạo nội dung, truyền thông – quảng cáo hoặc tổ chức ra các sự kiện và các giải đấu trên nền tảng trực tuyến.
Mô hình trực tuyến hóa dịch vụ truyền thống Service Aggregation
Mô hình trực tuyến hóa dịch vụ truyền thống Service Aggregation là mô hình bán hàng online tập trung vào hoạt động xây dựng nên các nền tảng trực tuyến nhằm kết nối giữa bên cung cấp dịch vụ với khách hàng. Ví dụ của mô hình này chính là các nền tảng đặt vé xe, đặt vé máy bay, book khách sạn, đặt dịch vụ spa,…
Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình bán hàng online
Mở rộng thị trường và tăng khả năng tiếp cận khách hàng
Lợi ích đầu tiên của mô hình bán hàng online chính là mở rộng thị trường và tăng khả năng tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Khi đăng tải và bán hàng trên các nền tảng website, social media, sàn thương mại điện tử,… sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp sẽ có độ phủ sóng cao trên mạng Internet.
Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận một số lượng lớn khách hàng tiềm năng và thu hút họ truy cập tham khảo, chốt đơn các sản phẩm – dịch vụ của chúng ta.
Khả năng thu thập và phân tích dữ liệu của khách hàng
Mô hình bán hàng online còn hỗ trợ doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng một cách nhanh chóng, linh hoạt nhưng vẫn đầy đủ và chính xác. Doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tất cả thông tin – dữ liệu về mong muốn, nhu cầu, hành vi mua hàng cũng như sở thích và xu hướng lựa chọn sản phẩm – dịch vụ của khách hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có cơ sở chính xác hơn để điều chỉnh các chiến lược kinh doanh – truyền thông hiệu quả hơn rất nhiều.
Tiết kiệm chi phí kinh doanh
Mô hình bán hàng online thường sẽ tốn ít chi phí đầu tư hơn nhiều so với mô hình bán hàng truyền thống. Doanh nghiệp không cần phải thuê mặt bằng để mở các cửa hàng vật lý và tốn nhiều tiền để trả lương cho đội ngũ nhân viên bán hàng. Không những vậy, các hoạt động truyền thông – Marketing đều được diễn ra trên những nền tảng online, đạt hiệu quả tiếp cận, thu hút khách hàng cao và tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với loại hình quảng bá truyền thống.
Không bị giới hạn về vị trí địa lý
Lợi ích tiếp theo của mô hình bán hàng online chính là không bị giới hạn về vị trí địa lý. Khi doanh nghiệp đăng tải sản phẩm – dịch vụ hay truyền đạt các thông điệp ưu đãi, khuyến mãi, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện thao tác mua hàng từ bất cứ địa điểm nào mà không cần phải trực tiếp đến các cửa hàng vật lý truyền thống để lựa chọn hàng hóa.
Khả năng bán hàng suốt 24/7
Lợi ích cuối cùng của mô hình bán hàng online và cũng là lý do mà ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức kinh doanh trực tuyến chính là khả năng bán hàng suốt 24/7. Cả doanh nghiệp và khách hàng đều không bị giới hạn về thời gian mua – bán, giao dịch trong ngày. Khách hàng có thể dễ dàng truy cập các kênh bán trực tuyến và mua sản phẩm – dịch vụ mà họ muốn vào mọi thời điểm trong ngày, song song đó, doanh nghiệp cũng sẽ tự động hóa một số bước trong quy trình và sau đó, tiến hành khâu vận chuyển đơn hàng đến tay khách, hoàn tất giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Một số hạn chế khi áp dụng mô hình bán hàng online
Hạn chế trong việc truyền tải trải nghiệm thực tế
Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong một số lĩnh vực như thời trang, mỹ phẩm hay các thực phẩm tươi sống thì doanh nghiệp phải mang đến những trải nghiệm thực tế và tương tác trực tiếp cho khách hàng. Đây là điểm mà kinh doanh trực tuyến không thể cung cấp, khiến cho việc tiếp cận và xây dựng các tương tác với khách hàng gặp nhiều hạn chế và khách hàng cũng sẽ khó đưa ra các quyết định mua hàng hơn.
Các rủi ro trong bảo mật
Hạn chế tiếp theo khi áp dụng mô hình bán hàng online chính là các rủi ro trong bảo mật. Khi công nghệ ngày càng phát triển, song song với sự cải tiến trong quy trình vận hành chính là các thách thức về bảo mật như tin tặc lừa đảo, xâm phạm dữ liệu và tấn công mạng của doanh nghiệp. Các rủi ro trong bảo mật này sẽ khiến khách hàng cảm thấy lo lắng, bất an và không muốn tiếp tục mua sắm trực tuyến.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo áp dụng hiệu quả những giải pháp bảo mật mạnh mẽ và đáng tin cậy nhằm giữ an toàn thông tin – dữ liệu của mình và của khách hàng, giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào danh tiếng thương hiệu của chúng ta hơn.
Vấn đề hỗ trợ và dịch vụ khách hàng
Hạn chế tiếp theo khi áp dụng mô hình bán hàng online chính là vấn đề hỗ trợ và dịch vụ khách hàng. Khi khách hàng gặp phải những khó khăn, rắc rối trong việc tìm hiểu và sử dụng các sản phẩm – dịch vụ, việc doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc này thông qua những nền tảng trực tuyến đôi khi sẽ không trực quan và không nhanh chóng như khi tiếp xúc, trao đổi và tương tác trực tiếp.
Vấn đề vận chuyển và giao hàng
Trong quá trình mua sắm trực tuyến, thông thường, khách hàng phải chờ một khoảng thời gian mới nhận được hàng hóa, sản phẩm. Doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ quy trình vận chuyển, tránh gây ra những lỗi sai sót như mất mát hàng hóa hoặc sản phẩm giao đến tay khách hàng không còn nguyên vẹn như chúng ta đã quảng cáo trước đó, khiến khách hàng thất vọng và mất niềm tin vào thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc hợp tác với các đơn vị vận chuyển có uy tín và sở hữu đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình, niềm nở, góp phần tạo thêm nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho khách khi nhận hàng.
Kết luận
Mô hình bán hàng online sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, thu thập chính xác thông tin – dữ liệu của người dùng, tiết kiệm chi phí hiệu quả và nhất là khả năng trao đổi, giao dịch với khách hàng bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng doanh số, doanh thu và nâng cao danh tiếng thương hiệu vượt bậc.
Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về thương mại điện tử, quản lý kinh doanh trực tuyến và các phần mềm hỗ trợ bán hàng online đầy đủ và chính xác nhất, doanh nghiệp hãy đăng ký theo dõi chúng tôi ngay nhé!
Nguồn: Magenest