Một trong những cái myst lớn nhất mà mình thấy đã làm confuse không chỉ anh em newbie lẫn oldbie đó là brand hay không brand. Nên focus vào nhiều thứ (để phân phối rủi ro tốt hơn) hay tập trung vào một thứ (1 store / 1 brand / 1 product as a time).
Để ví von cho dễ thì có hai kiểu kinh doanh: kinh doanh hệ săn bắn (hunt camp win / product win) và kinh doanh hệ nuôi trồng (tập trung vào 1 store nhưng hướng đến sự tích luỹ dần qua thời gian), có sự khác nhau khá nhiều giữa hai mô hình này cả ở mind-set / kỹ năng lẫn phương pháp tổ chức, ví dụ:
1. Hệ săn bắn
– Săn lùng (hunt) product & camp: bản chất việc dùng tool spy, bắt trend ..etc như hoạt động lần theo dấu camp win vậy, nó quyết định bởi các proofs: sale proof (số sale / một khoảng thời gian nhất định) / social proof (số tương tác trên một khoảng thời gian). Kỹ năng săn dấu này chủ yếu là xem thử xem dấu đó là mới hay cũ, con thú (camp win / product win) đã đi xa chưa và chúng ta có khả năng lần theo kịp hay không.
– Nhắm chuẩn và tiêu diệt mục tiêu (dân dã là test-vít camp đấy) tuỳ theo độ to của con thú (để quyết định vũ khí (ngân sách))
– Giết thịt & bảo quản (camp duration): vít thốc hay không thốc, camp ăn ngắn hay ăn dài..etc
– Kỹ năng nắm vững mùa vụ: ai từng bán niche hunting ở US đều hiểu rằng ở mỗi mùa sẽ có một loại săn bắn khác nhau: có mùa săn vịt, săn hươu, săn heo rừng, cũng như mỗi năm có nhiều season / mùa vụ / vụ sale khác nhau. Nguồn lực cần chuẩn bị cho mỗi vụ theo đó cũng có khác nhau ít nhiều.
⇒ Rủi ro số 1: luôn phải chạy theo thú trong khi thú sẽ ngày càng thông minh ra (thú ở đây ám chỉ khách hàng), hay kỹ năng / vũ khí phải cập nhật nâng cấp liên tục. Chi phí để săn bắn tăng ⇒ Thú cũng phải to ra theo
⇒ Rủi ro số 2 là khả năng tay trắng đi về cao hơn bởi nhiều biến số khó tính trước, nên dễ sinh ra hao tốn nguồn lực, khó nhân bản.
⇒ Lợi ích số 1: nhanh
⇒ Lợi ích số 2: nếu may mắn có thể tốn ít nguồn lực hơn. Hoặc rất may mắn, hoặc kỹ năng phải rất giỏi.
2. Hệ nuôi trồng thì:
– Dựa trên khả năng quan sát, phân tích (data-driven) để từ đó quyết định nên gieo cây gì nuôi con gì. Đòi hỏi sự am hiểu nhất định về đặc thù của nơi gieo cấy nuôi trồng.
– Cần nhiều thời gian hơn. Nên việc chuẩn bị & phân phối nguồn lực (tài chính, nhân lực) cũng khéo léo hơn.
– Kỹ năng sàng lọc liên tục để chọn ra cây & con phù hợp để tối ưu nguồn lực vào cây con đó.
– Cần nhiều nhóm kỹ năng hơn (đa kênh) hơn theo mỗi giai đoạn
⇒ Rủi ro số 01: nếu phân tích sai không phân biệt được cây con nào mang tính thời vụ ngắn hạn, cái nào mang tính dài hạn thì có thể sinh ra lãng phí nguồn lực. Hay hết nguồn lực trước khi thu hoạch
⇒ Rủi ro số 02 là thiên tai địch hoạ, dịch ra ngành thì là xây dựng business bền vững nhưng lại trên một nền tảng không bền vững (cái này thì nhiều yếu tố: thay đổi policies của plf nền tảng chẳng hạn)
⇒ Lợi ích số 01 là bền vững, càng về sau sẽ càng tốn ít công nuôi trồng hơn ⇒ tối ưu được nguồn lực
⇒ Lợi ích số 02 rõ ràng nhất là dễ nhân bản, dễ đi theo được mô hình cấp số nhân hơn.
Cá nhân mình thì dùng cả 2 hệ, tuy nhiên thường mình tách bạch đội thợ săn và đội nông dân ra bởi hai đội đấy nhóm kỹ năng và mind-set thường có sự khác nhau nhất định. Nguồn lực của cả hai nhóm cũng có 1 ít dùng chung được và đa số thường là không.