Newbie vs Oldbie/Solo vs Team vs Công ty thì nên chọn niche nào để phù hợp ?
Đây là một trong những câu hỏi muôn thuở mà rất nhiều người mới bắt đầu kinh doanh Dropshipping đặt ra. Câu hỏi này không có câu trả lời đơn giản vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ yếu tố chủ quan (nguồn lực tự thân của team) cho đến tình hình thực tế ngoại cảnh một cách khách quan (competitive landscape/sự dịch chuyển thị trường, yếu tố tác động như nền tảng quảng cáo chẳng hạn.
-
Vào thị trường quá khả năng: Cạnh tranh cao, đòi hỏi kỹ năng cao, không phù hợp với người mới bắt đầu hoặc thiếu nguồn lực.
Ví dụ như anh em đánh Drop cũng biết ngách gìay dép/ngách thời trang hay gia dụng là những ngách rất lớn. Tuy nhiên mặt trái là độ cạnh tranh cũng lớn, nó đòi hõi mọi khâu từ pre-test / test (contents/ads copy/videos ..etc) phải làm kỹ và A/B test kỹ hơn rất nhiều so với đối thủ / rồi chuyện đổ ngân sách ads mới là cái sau cùng khi đã test được các biến để sẵn sàng scale rồi. Ngách kiểu này không phù hợp với newbies hoặc team ít nguồn lực (từ vốn – kinh nghiệm – cho đến thời gian)
-
Vào thị trường quá nhỏ: Doanh thu thấp, khó có cơ hội phát triển. Không thấy có sale, hoặc có sales nhưng lai rai mà không scale được ví dụ như một vài sản phẩm ăn theo trend bé, mang tính nhất thời + ngắn hạn.
-
Vào một ngách mà vừa có quy mô to (nhu cầu lớn) + độ canh tranh ít: (Lúc này yếu tố key để thành công lại là tư duy và cách tìm sản phẩm khác biệt so với cả thị trường còn lại + sản phẩm cũng phải có khâu nào đó khác biệt hẳn để đối thủ không clone bạn được) .
b. Nhược điểm là không cố định và ổn định, như chơi lô vậy random mới có 1 con. Nên nếu mô hình công ty có nhiều định phí hàng tháng như văn phòng + nhân sự + kiến thức / cách làm thì có thể chưa tìm ra camp win đã tạch vì hết vốn.
Vậy đâu là những yếu tố chính để quyết định chọn một ngách hay một nhóm khách hàng mục tiêu? mình vẽ lại một bản đồ chọn thị trường như sau, kèm theo cách team mình tư duy để chọn ngách / thị trường có quy mô phù hợp:
(1) hay còn gọi là thị trường bò sữa: là những ngành hàng / sản phẩm dễ có thị phần vì cạnh tranh ít nhưng khó có thể tăng trưởng quy mô lớn (ăn to). Lý do bên mình chọn thị trường này (phần tô đỏ) vì nó không quá bé (để ăn bé quá) nhưng cũng không quá cạnh tranh=> phù hợp và đang dùng cho các bạn mới vào team. Những bạn đang trong quá trình training / trau dồi kỹ năng cơ bản để làm drop-ship.
(2) thị trường ngôi sao: là ngành nếu ăn thì ăn to do cạnh tranh thấp + dễ có thị phần cao vì ngành hàng mới. Năm ngoái bên mình có 1 sản phẩm ăn được camp to (>10.000 sales với AOV khoảng 100-120$) là một sản phẩm dropship về fashion (áo golf) nhân dịp Mỹ vô địch Ryder Cup. Camp này đáng lý đã có thể ăn còn to hơn vì đang vít thì hết vải, và bên khác cũng không vít đè được vì thời điểm đó gần như mình ôm toàn bộ nguyên liệu ở chợ vải Ninh Hiệp rồi. Thông qua bên Mango của Cường Việt. Case này khá thú vị vì từ lúc tìm được ideas / vít ra camp / production (tại Việt Nam – giữa đỉnh dịch cách ly) và quả bị hold 180 days paypal vì USPS. Học được rất nhiều thứ sau quả này.
=> ngách này chỉ cho bạn lead sản phẩm (có tính sáng tạo cao) làm thôi, vì kỹ năng đòi hỏi là phải rất hiểu insight dân US + có khả năng bắt trend cực nhanh.
(3) thị trường dấu chấm hỏi: là thị trường các sản phẩm evergreen vít quanh năm như gia dụng / giày dép / thời trang. (các anh em có thể dễ dàng thấy trên tool) thị trường, ngành này thì thị trường to/cũng có khả năng tăng trưởng thị phần cao nhưng lại đòi hỏi trình độ / kỹ năng của team phải xịn) từ mọi khâu như contents/store development/tối ưu đa kênh. Tối ưu cross-sale/up-sale/AOV AOI. Phù hợp với team đã có kinh nghiệm
=> thị trường này hợp với Oldbie/các bạn có kinh nghiệm nhất định trong team nhưng vẫn phải có chiến lược tiếp cận phù hợp.
Một số tips bên mình sử dụng có kết quả có thể kể đến như
a. Tìm thị trường thay thế: ví dụ tìm các sản phẩm đang on-trend ở US nhưng scale qua các nước châu Âu. Mình biết 1-2 team ở VN cũng làm cách này và kết quả khá tốt (1-2M/tháng)
b. Tìm sản phẩm thay thế: ví dụ như khi thấy 1 sản phẩm dành cho một đối tượng cụ thể (như case dầu gội làm đen tóc) thì scale qua đối tượng khác (như chuyển thành thuốc dưỡng râu thảo mộc và đánh cho đối tượng Nam)
(4) là thị trường mình và team “chê” vì khó có đà tăng trưởng + cạnh tranh quá cao khi vào rất dễ sml. Trên đây là tổng quan cho phần mở đầu của việc chọn đúng thị trường phù hợp. Anh em thoải mái đóng góp ý kiến, góc nhìn hay cách làm của mọi người nhé.