Một chiến dịch SEO website thành công là kết quả của sự kết hợp vừa đủ nhưng vẫn mang lại hiệu quả giữa các công đoạn tối ưu Onpage trang web, xây dựng nội dung trên site nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng & một chiến dịch link building hiệu quả, mạnh mẽ mà không để lại những dấu hiệu spam hay thao túng Google.
Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được chính xác link building là làm gì? cần lưu ý các yếu tố quan trọng nào khi xây dựng liên kết? cách để bạn có thể tự lên một kế hoạch link building hoàn chỉnh và hiệu quả cho website.
Link building là gì?
Link building (xây dựng liên kết) hoặc được gọi quen thuộc là “đi làm backlink”.
Đây là bước mà bạn chủ động đi xây dựng những tín hiệu uy tín trỏ về website. Nghĩa là trang web của bạn sẽ nhận được những liên kết từ website ngoài trỏ đến thông qua đường dẫn chèn dưới một từ khóa hay cụm từ khóa nào đó.
Một trang web nhận được càng nhiều backlink từ nhiều website chất lượng thì đó là tín hiệu để Google xác định rằng kết quả từ website của bạn là chất lượng & xem xét nội dung bạn đã xây dựng để ra quyết định hiển thị kết quả website bạn đến người dùng.
Việc xây dựng liên kết chỉ đơn giản là hành động bạn truy cập vào một website khác, tạo nội dung & trong nội dung đó sẽ có đường link trỏ về website của bạn, có thể là trỏ về Homepage hoặc trỏ về một URL SEO (bài viết) cụ thể nào đó mà bạn đang có dụng ý đẩy top cho nó. Rất đơn giản!
Vấn đề phức tạp chỉ là chúng ta cần nhận định & triển khai những liên kết này như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết những thắc mắc này cho bạn.
Tổng quan thị trường Link building
Suốt những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều tranh cãi giữa các trường phái SEO không backlink & SEO có backlink, kèm theo rất nhiều tuyên bố như Content is King & backlink không còn sức ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng một website nữa.
Mình không đưa ra phản bác hay chỉ trích bất cứ ý kiến nào nhưng bản thân mình luôn thích việc test các nhận định về SEO.
Trong suốt 3,5 năm qua đào sâu nghiên cứu về link building, ứng dụng vào các website đang làm để kiếm tiền, kết luận của mình là Link building chiếm 40% kết quả rank top của một website.
Nếu không có kế hoạch xây dựng liên kết cụ thể, website của bạn vẫn có thể có cơ hội vào top tìm kiếm. Tuy nhiên sẽ không có một cái neo vững chắc để cạnh tranh được với những đối thủ mạnh đi trước hoặc những website đi sau nhưng họ có đầu tư vào làm SEO Offpage cho trang web.
Vì vậy mà link building vẫn luôn là công đoạn quan trọng không thể thiếu, phải triển khai và duy trì trong suốt thời gian phát triển website.
Các thành phần quan trọng trong một chiến dịch Link building
Không phải bất cứ liên kết nào trỏ đến website cũng đều là tốt. Rất nhiều trường hợp nhận vé phạt Google do trang web của bạn xây dựng những backlink rác, xấu & có dấu hiệu spam.
Vì vậy trước khi bắt tay vào thực hành xây dựng liên kết cho site bạn cần có kiến thức tốt & hiểu được những thành phần quan trọng trong một chiến dịch link building.
Theo đó là tư duy triển khai xây dựng backlink như thế nào để an toàn nhất cho website mà vẫn phát huy hiệu quả.
Data đi link & chất lượng của data
Đây là yếu tố đầu tiên & quan trọng nhất khi xây backlink. Bạn không thể chỉ gom về nhiều nguồn đặt link mà bỏ qua các yếu tố đánh giá những website đó có thật sự chất lượng hay chỉ là rác.
Các chỉ số metrics của 1 site được thể hiện qua những công cụ như MozBar extension (DA-PA), Ahrefs (UR-DR) & đặc biệt chỉ số Spam Scores bạn cần quan tâm nếu không muốn website “bị ì”, không bứt top nổi vì dính vào những site rác.
Spam Scores là chỉ số quan trọng cần chú ý khi đi links
Traffic của nơi đặt backlink cũng không thể bỏ qua. Khi nội dung trỏ backlink về site chính của bạn được đặt ở 1 website “trông giống như trang web chất lượng”, tức là nơi đó có traffic, có người truy cập thì backlink đó của bạn có giá trị nhiều hơn.
Check traffic đi links bằng các extension hỗ trợ kiểm tra traffic. Website có traffic sẽ mang đến backlink chất lượng hơn là trang web ma.
Đáp ứng yếu tố Relevancy & Contextual
Google cho rằng những tín hiệu backlink uy tín là khi nó được trỏ về từ những nguồn website có chủ đề liên quan đến ngách mà website bạn đang xây dựng – đây là yếu tố Relevancy trong xây dựng backlink.
Bên cạnh đó là vị trí đặt link, bạn hãy thử hình dung rằng nếu website của bạn về chủ đề công nghệ và nhận được backlink từ một website công nghệ.
Tuy nhiên vị trí đặt link lại là ở Footer hoặc Sidebar chèn dưới một cụm text nào đó, lúc này backlink ấy không đáp ứng được tiêu chí “Contextual links”.
Những dạng backlink Footer thường không đáp ứng Contextual. Footer của site tài chính trỏ link về trang bán giày Sneaker là dấu hiệu để Google nhận biết không liên quan ngữ cảnh.
Một backlink thỏa mãn được Contextual là khi nó được đặt ở những vị trí mà trước & sau vị trí chèn liên kết, nội dung có liên quan đến website của bạn.
Tức là so với 1 backlink đặt ở Footer hoặc sidebar thì backlink đặt ở 1 bài content & chèn dưới anchortext hay vị trí nào đó trong content sẽ thỏa mãn tiêu chí Contextual links.
Anchor text đi link
Anchor text là một chủ đề lớn & được xem là 1 yếu tố trụ cột trong chiến dịch xây dựng liên kết. Anchor text khi đi link phải được phân chia rõ ràng tỷ lệ bao nhiêu % cho từng loại anchor text.
Anchor Text khi đi backlink là yếu tố cực kì quan trọng trong mọi chiến dịch Link Building.
Rất nhiều người làm SEO bỏ qua việc tính toán cẩn thận tỷ lệ này dẫn tới việc website drop & từ khóa tụt hạng do dính phạt thuật toán sau mỗi đợt update của Google.
Mô hình xây dựng backlink
Không phải lúc nào bạn cũng trỏ backlink về site chính hoặc URL chính cần SEO. Bên cạnh xác định data đi link chất lượng hay không, làm nội dung đi link như thế nào & phân bổ anchor text ra sao thì bạn cần xác định được mô hình đi link phù hợp để tránh bị Google xác định những dấu vết thao túng liên kết bất thường.
Những mô hình đi link thường được áp dụng là xây link tầng Tier (Pyramid Link), mô hình bánh xe..v.v..
Thuộc tính quan trọng của backlink
Việc backlink được lấy từ các website chất lượng tốt & đặt trong các nội dung chỉn chu là quan trọng. Ngoài ra thuộc tính của backlink sẽ quyết định trang web cần SEO của bạn có nhận được hết sức mạnh từ nguồn đặt link hay không.
Khi xây dựng liên kết tức là bạn đang lấy sức mạnh từ những site đặt backlink đó, và sức mạnh đó nhận được tối đa khi đó là backlink có thuộc tính DoFollow.
Backlink có 2 thuộc tính chính là DoFollow & NoFollow. Trong đó backlink DoFollow cho phép trang web của chúng ta nhận được hết Link Juice từ nguồn đặt link.
*Giải thích khái niệm:
-
Dofollow: khi con bọ Google vào quét website của bạn hay cụ thể hơn là bài viết trên site thì nó sẽ đi theo đường dẫn mà bạn đã chèn để quét và thu thập thông tin
-
Nofollow: Với những liên kết mà bạn chèn có thuộc tính Nofollow thì con bọ Google sẽ hiểu đây là liên kết mà bạn không muốn nó quét qua
-
Link juice: là thuật ngữ dùng để chỉ ra sức mạnh của 1 liên kết nào đó dẫn đến website của bạn
Điều này không có nghĩa là bạn chỉ tập trung 100% tạo backlink DoFollow, mà hồ sơ backlink của một website chỉ được xem là tự nhiên khi có tỷ lệ đan xen giữa DoFollow & NoFollow hợp lý.
Bạn có thể linh hoạt cân bằng vào khoảng 80% DoFollow – 20% NoFollow hoặc 70% DoFollow – 30% NoFollow.
NoFollow có thật sự không giá trị?
Backlink Nofollow dễ dàng nhận biết khi đặt trong thẻ rel=”nofollow” với cấu trúc:
<a href=”URL” rel=”nofollow”>
Tuy Backlink Nofollow không có giá trị về mặt truyền sức mạnh như Dofollow nhưng từ những đợt update gần đây nhất của Google, backlink nofollow ngày càng thể hiện khả năng ảnh hưởng của nó lên website cần SEO.
Nghĩa là Backlink nofollow có được từ những domain có chỉ số cao, nội dung chất lượng & mang về traffic hoặc CTR vào backlink thì vẫn có sức mạnh đối với SEO giống như cách ảnh hưởng của “Implied Links”.
Vì vậy hãy đa dạng tỷ lệ DoFollow & NoFollow trong hồ sơ đi link của bạn, chiếm ưu thế vẫn phải là DoFollow để website cần SEO nhận được nhiều Juice links.
Anchor text là gì? Tư duy tối ưu hóa Anchor text
Hiểu một cách đơn giản, Anchor text là những văn bản (từ, cụm từ) có chèn liên kết dẫn đến một địa chỉ URL nào đó.
Ví dụ:
-
Ở dạng hiển thị với người xem, Anchor Text sẽ có kiểu như: Blog kiếm tiền MMO
-
Ở dạng code HTML, anchor text có format: <a href=”https://kiemtiencenter.com”>Blog kiếm tiền MMO</a>
Trong ví dụ này thì “Blog kiếm tiền MMO” được xem là một Anchor text.
Có mấy dạng anchor text?
Anchor text sẽ có 5 dạng sau:
-
Target keyword anchor: từ khóa mục tiêu
-
Topic anchor text: những từ, cụm từ liên quan đến từ khóa chính hoặc liên quan đến topic nội dung
-
Full URL anchor text: hay còn được gọi là naked URL anchor text
-
Brand anchor text: tên thương hiệu website của bạn
-
Misc Anchor text: là những từ như Click here, xem thêm, xem tại đây…v.v…
Ví dụ về phân loại các dạng anchor text
Tư duy tối ưu hóa Anchor text
Một chiến dịch xây dựng liên kết với trên 60% backlink đều được trỏ về dưới anchor text là dạng target keyword anchor text. Việc này chắc chắn sẽ dính phạt bởi thuật toán Penguin hiện tại đã được chạy real time của Google.
Bất cứ hành vi thao túng anchor text nào trong link building đều dễ dàng khiến website của bạn dính tác vụ thủ công.
Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa tỷ lệ anchor text sao cho an toàn. Cách dễ nhất là check trong top 5 ranking của 1 từ khóa nào đó, xem với mỗi URL page SEO đó, họ xây dựng hồ sơ backlink với tỷ lệ anchor text như thế nào và bạn lấy số trung bình cộng ấy để áp dụng cho kế hoạch đi link cho website của mình.
Sử dụng Chart để xem tỷ lệ Anchor text của top 5
Top 5 Google là những kết quả được chính Google bầu chọn & đẩy lên vị trí cao, vì vậy hãy cứ xem xét đối thủ đang làm thế nào từ đó có hướng tối ưu tốt nhất.
Bí kíp để bạn tự lên kế hoạch link building hiệu quả
Một chiến lược link building hiệu quả sẽ bao gồm 3 giai đoạn sau:
-
Giai đoạn 1: Gieo trồng & tạo nền tảng uy tín
-
Giai đoạn 2: Phát triển hồ sơ bắt đầu xây dựng độ authority cho site
-
Giai đoạn 3: Tối đa mức độ authority cho site với những backlink mạnh, truyền juice kết hợp với các chiến dịch truyền thông website bật traffic.
Với mỗi giai đoạn trên sẽ có các dạng backlink đặc thù phù hợp với mục đích cần đạt được.
Về cơ bản, khi làm link building chỉ cần giai đoạn 1 bạn đi đúng hướng và xây được một nền tảng tốt cho hồ sơ backlinks của site thì về sau bạn có thể tự tin hơn & sáng tạo hơn trong công cuộc xây dựng liên kết cho site.
Để nói chi tiết về kế hoạch triển khai từng giai đoạn & cách xây dựng links cho từng giai đoạn thì nội dung rất cồng kềnh, mình không thể nào diễn đạt hết tất cả trong bài viết này.
Nhìn chung bạn cần làm tốt Stage 1 thì từ Stage 2,3 những dạng link bạn build có thể thoải mái lựa chọn hơn (Guest post, PBN, link báo, .gov…).
Giai đoạn 1, bạn cần xây dựng những liên kết sau:
-
Social Profiles Entity
Nhằm khai báo & đồng nhất mọi thông tin về website, ở những backlink này, bạn chỉ cần trỏ thẳng URL là homepage website. Lưu ý đồng nhất những thông tin về thương hiệu site như: Brand name, username, email, phone, mô tả site, hashtag, địa chỉ…v.v..
-
Submit Business Directory
Những trang cho phép submit thông tin doanh nghiệp, tương tự social profile bạn cũng để URL dẫn về Homepage. Sau khi làm tất cả link cho 2 loại trên, lưu tất cả những link đã tạo được vào một file sheet & cho index dần. Không việc gì phải vội ép index cùng lúc tất cả những link đã tạo ra.
Ở những giai đoạn tiếp theo, tùy khả năng tài chính của bản thân & kỹ năng SEO mà bạn tiếp tục lựa chọn xây những dạng link sau đây cho site:
-
Guest post
-
PBN
-
Link báo
-
Text link
Bất kể là xây dựng backlink dạng gì cho site thì bạn cần nhớ đảm bảo kiểm tra kĩ càng các yếu tố quan trọng quyết định chất lượng backlink mà mình đã nêu ra ở phần trên.
Kết
Link building là một công việc dài hơi & không có điểm dừng. Khi bạn làm tốt thì site bạn càng ngày càng phát triển, càng mạnh & khả năng bật top cho bất cứ nội dung mới nào cũng cao.
Lúc này công việc của người làm link building là luôn kiểm tra, audit & xem report báo cáo về tình trạng hồ sơ backlink của mình để kịp thời remove những link xấu, bổ sung liên kết tốt. Triển khai các chiến lược Whitehat Link building để gia tăng authority cho site.
Hi vọng nội dung bài viết giúp bạn có được một kiến thức nhất định đủ để bắt tay vào thực hành link building cho website.