Lưu ý: Tuy là bài phỏng vấn, nhưng bài viết này sẽ cho bạn hơn cả 1 hướng dẫn cụ thể cách làm POD & nhiều kiến thức/tư duy quan trọng để tạo được nguồn thu nhập ổn định/chuyên nghiệp với mô hình này.
Anh Nguyễn Thanh Bình là gương mặt quen thuộc của cộng đồng kinh doanh POD (Print-on-Demand) ngay từ những ngày đầu tiên khi loại hình make money online này chớm xuất hiện tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm duy trì những camp (chiến dịch) đại thắng từ khi mới gia nhập thị trường và giữ vững tốc độ phát triển trong suốt 5 năm biến động vừa qua, anh Thanh Bình sẽ mang đến những chia sẻ giúp chinh phục khách hàng quốc tế, đặc biệt là thị trường Âu-Mỹ. Bài viết này cũng chia sẻ nhiều lời khuyên dành cho người mới muốn thành công với lĩnh vực POD tiềm năng này!
Đôi nét về POD (In ấn theo yêu cầu)
Print-On-Demand (POD) là hình thức kinh doanh in ấn sản phẩm theo yêu cầu. Phổ biến nhất là áo thun, cốc, canvas, gối ôm, giày… Bạn là người bán không cần phải nhập hàng, lưu kho hay vận chuyển.
Nền tảng POD là trung gian sẽ đảm nhiệm quy trình in ấn và xử lý mọi khâu khi bạn có khách hàng mua sản phẩm. Công việc của bạn tập trung vào 3 khâu chính: Ý tưởng, thiết kế & marketing. Vì vậy POD rất phù hợp cho các bạn làm MMO bởi vì bạn có thể làm bất cứ ở đâu, cũng không có sự ràng buộc gì về hợp đồng hay doanh số.
Để mình cho bạn 1 vài số liệu về sự phát triển của mô hình POD nhé. Từ các con số này bạn sẽ hình dung được thị trường đang to đến mức nào:
-
Quy mô thị trường đạt $6.9 tỷ đô la Mỹ vào 2027 (Chỉ tính riêng áo thun)
-
Ghi nhận tổng thị phần 100 tỷ đô la trong năm nay, trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất của thị trường Digital Printing toàn cầu.
-
Nhiều cá nhân ở Việt Nam xuất phát chỉ là dân MMO bình thường nhưng nhiều bạn có thu nhập ổn định $1000 đến $5000 mỗi tháng nhờ mô hình POD.
Câu chuyện của anh Nguyễn Thanh Bình
Anh Nguyễn Thanh Bình là một trong những cá nhân tiên phong trong ngành Print-on-Demand tại Việt Nam.
Nói chung những ai làm tốt thì họ rất ngại chia sẻ. Tuy nhiên, nhiệm vụ của mình là “móc nối” để những câu chuyện của họ được chia sẻ rộng rãi ở cộng đồng.
Anh Nguyễn Thanh Bình – CEO của Spectech PTE LTD
Ngay từ những ngày đầu tiên hoạt động, anh Thanh Bình và team của anh ấy đã đạt được những cột mốc ấn tượng như:
-
Đạt đỉnh 500 sales/ngày sau 4 tháng, tăng trưởng đều đặn
-
Đạt đỉnh 1,000 sales/ngày sau 2 năm tập trung khai thác thế mạnh ở thị trường POD Bắc Mỹ.
Nhưng câu chuyện kinh doanh không chỉ dừng lại ở những con số. Mình sẽ nói về cách làm nhiều hơn.
Bài phỏng vấn nhỏ dưới đây với anh sẽ mang đến cho bạn cái nhìn khách quan về quá trình chinh phục hình thức MMO đặc biệt này của anh Thanh Bình, cũng như giúp vạch ra chiến lược toàn diện cho những người muốn thử sức với Print-on-Demand.
Video hành trình từ khi gia nhập thị trường đến thành quả 1,000 sales/ngày
Trước tiên, bạn hãy xem video dưới đây:
This content is only supported in a Lark Docs
Nếu bạn đang tìm 1 nền tảng chuyên biệt để bắt đầu làm POD, PrintBase là một lựa chọn hợp lý
1/ Đôi nét bản thân và cơ duyên đến với POD
Chào anh Bình, các bạn độc giả rất tò mò về bản thân của anh cũng như cơ duyên nào giúp anh đến với ngành POD?
Mình là Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1989.
Mình đã từng có khoảng thời gian làm việc tại một số công ty, tập đoàn công nghệ hàng đầu trong nước.
POD (Print-on-Demand) là một bước chuyển lớn của mình, sở dĩ lúc nào mình cũng luôn muốn được tự do trong công việc, làm chủ và chịu trách nhiệm cho sự nghiệp của bản thân.
Đến năm 2016, mình mới có đủ dũng khí để thực hiện, và mình bén duyên với POD từ đó.
Ban đầu, mình thích sự sáng tạo và tự do nên những điều đó đã cho mình động lực và quyết tâm để đặt “nghiệp” văn phòng sang 1 bên.
Số liệu ấn tượng được ghi nhận vào giai đoạn 2018, khi anh Thanh Bình và team tập trung khai thác thế mạnh trong lĩnh vực Print-on-Demand
Mình bắt đầu lại từ đầu như 1 newbie chính hiệu, từ những điều nhỏ nhặt nhất, thử nghiệm bán trên mọi nền tảng đang hoạt động lúc bấy giờ.
Để đối mặt được với thị trường còn nhiều khó khăn, mình may mắn đã có những người bạn hoạt động MMO giúp đỡ, có thể nói bạn bè chính là những người thầy trên trường đời của mình.
Đến khoảng giữa năm 2017, mình bắt đầu tìm hiểu về Dropshipping và kinh doanh một số sản phẩm vật lý trên Aliexpress.
Sau đó, đam mê sáng tạo và nhạy với các mẫu thiết kế bắt trend vẫn là thế mạnh, nên mình lại quay về với POD, tập trung bán trên Shopify và WooCommerce.
Anh Nguyễn Thanh Bình
Đến khoảng cuối năm 2017, sau hơn một năm học hỏi thì mình đứng ra thành lập đội ngũ riêng và phát triển nhóm kinh doanh POD độc lập cho đến bây giờ.
Hiện tại, mình hoạt động chính trên PrintBase. Sản phẩm mình đang đầu tư nhất là áo hawaii và combo quần áo, phụ kiện, vật dụng cá nhân khác.
Trong tương lai, mình dự định sẽ tiếp tục tập trung vào thế mạnh là POD với ngách sản phẩm in 3D, thực hiện kế hoạch mở rộng đội ngũ từ 15 lên 70-100 người trong năm 2021.
2/ Đánh giá tiềm năng POD ở Việt Nam và cơ hội nào cho người mới?
Theo anh thì thị trường POD tại Việt Nam có tiềm năng cho newbie (người bán mới) tự bắt đầu và phát triển không?
Nếu so với FBA thì POD có thế mạnh về xoay vòng vốn nhanh hơn nhiều, cộng theo điểm mạnh không yêu cầu nặng về nguồn hàng vì đã có đơn vị fulfillment hỗ trợ xử lý sản phẩm và vận chuyển.
Nói riêng ở thị trường Việt Nam thì POD đang có nhiều nền tảng hỗ trợ hoạt động, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho người bán và là điểm xuất phát lý tưởng cho người mới (newbie).
Các nền tảng về POD cung cấp hệ thống sản phẩm độc lạ, giúp người bán mang về doanh thu trung bình $50,000/tháng cho mỗi online store
Mỗi nền tảng sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể lựa chọn các nền tảng với thế mạnh về catalogs, cung cấp nhiều sản phẩm độc lạ, phù hợp để phát triển đúng định hướng sản phẩm.
Từ đó bạn chỉ cần tập trung phát triển các mẫu thiết kế in ấn lên sản phẩm và quảng bá thu hút khách hàng thôi.
Về cơ bản thì các nền tảng hỗ trợ khá tốt để người mới dễ dàng bắt đầu bán, có đội ngũ support riêng do POD là ngành đặc thù, thường cần người có kinh nghiệm đi trước dẫn dắt.
Vào giai đoạn chập chững làm quen với POD, mình gặp rất nhiều khó khăn do môi trường bán và nền tảng chưa có nhiều sự hỗ trợ tới người dùng.
Lúc đó, mình phải thao tác thủ công trong rất nhiều khâu, đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp, rồi theo sát trải nghiệm người mua để vận hành cửa hàng tốt hơn. Một số trường hợp sai lệch thông tin giữa các bên có thể gây tốn kém cả về nguồn lực và thời gian.
Tuy nhiên hiện tại, các nền tảng đã bắt đầu quan tâm hơn nhiều tới người bán như chúng ta, hỗ trợ những ứng dụng tự động cho quy trình fulfillment mượt mà.
Đặc biệt, những nền tảng do người Việt phát triển như ShopBase, PrintBase rất chịu khó lắng nghe ý kiến người dùng, phản hồi cực kì nhanh chóng và rất chủ động giúp mình giải quyết các vấn đề mà cửa hàng đang gặp phải.
3/ Lộ trình giúp người mới tự tin hơn với POD
Nhờ anh tư vấn thêm về lộ trình tham gia và bắt đầu với POD cho người mới được không ạ?
Tất nhiên trong mọi ngách của MMO thì người mới khi tham gia sẽ ít nhiều gặp khó khăn trong thời gian đầu.
Nhưng hãy tin mình, mình cũng từng là người mới như bạn. Chỉ cần bạn có kế hoạch phát triển, thêm một chút kiên trì thì sẽ có được kết quả xứng đáng dù cho bạn có kinh nghiệm về ngành hay không.
Để bắt đầu, hãy giải quyết 03 vấn đề đặc thù của POD: Payment – Fulfill – Support.
Lời khuyên của mình là hãy tận dụng lợi thế của nền tảng sẵn có để giải quyết được 3 vấn đề nêu trên, từ đó tập trung tìm hướng đi khác biệt trong ý tưởng và chạy quảng cáo
Ví dụ: tận dụng tính năng “cá nhân hóa sản phẩm” (personalized product), thử nghiệm bán sản phẩm 3D – những sản phẩm mới ít cạnh tranh hơn so với 2D, để tạo lợi thế cạnh tranh và không sa vào lối mòn của ngành.
Cụ thể hơn thì:
-
Nếu bạn đã có kinh nghiệm từ trước, cũng như tự tin vào nguồn vốn của mình thì nên tận dụng các nền tảng như là Woocommerce, Shopify hay PrintBase. Thế mạnh của các nền tảng E-commerce này là bạn có thể bán được đa dạng sản phẩm.
-
Hãy chuẩn bị các cổng thanh toán như Paypal, Stripe để đa dạng hình thức thanh toán cũng như tăng tỷ lệ đơn hàng thành công. Nhưng nếu bạn chưa có nhiều nguồn lực thì có thể dùng luôn cổng thanh thanh toán được tích hợp trong nền tảng PrintBase.
-
Về support thì bên PrintBase có nhân viên hỗ trợ 24/7, các bạn bán mới có thể tận dụng được luôn, không lo chênh lệch múi giờ ở các thị trường.
Sau khi chuẩn bị tốt những yếu tố này thì người mới có thể tập trung vào xây dựng đội ngũ và đầu tư cho những thiết kế chất lượng.
Với môi trường tốt như hiện tại, mình nghĩ là ai cũng có thể thử sức ngay với POD được, không quan trọng là dân chuyên nghiệp hay không.
4/ Công thức tìm niche cho mặt hàng in 3D
Những năm gần đây, mặt hàng in 3D đang được săn lùng khá rầm rộ. Anh có thể chia sẻ một số công thức tìm niche cho ngành hàng này không?
Với ngành hàng 3D (in full) thì mọi người có thể bắt đầu mới một số sản phẩm như áo, chăn, mũ, cốc, giày, thảm.
Khi tập trung vào ngành hàng này thì mình thấy lợi nhuận trên mỗi sản phẩm sẽ cao hơn so với sản phẩm in 2D khoảng $30-$100.
Có thể nói đây là một phần động lực để mình đầu tư cho nhóm ngành này. Mặc dù khó khăn về mặt fulfill so với những sản phẩm khác, nhưng nếu biết tận dụng tối đa nền tảng thì anh em có thể thỏa sức phát triển
Sau khoảng 10-20 camp thất bại trước đó thì mình liên tục thử nghiệm nhiều chiến dịch khác, và camp win đầu tiên của team mình mang lại khoảng $800.000 sau rất nhiều mồ hôi và nước mắt.
Camp gần đây nhất mang lại 1000 sales/ngày của mình cũng là một ví dụ. Anh em trong team đã khá vất vả vì hồi đó tập trung bán khẩu trang, phải duy trì nhiều store ở 2 nền tảng cùng lúc.
Áp lực và thử nghiệm rất nhiều lần mới đi đến được thành công. Nhìn vào những camp win 1,000 sales/ngày, team mình đã thử nghiệm và chiến đấu trước đó cả quý, có khi mất đến nửa năm chuẩn bị.
Đến tận bây giờ thì quá trình thử nghiệm, sai sót và cả thất bại thường xuyên “ghé thăm” mình, nhưng điều quan trọng hơn hết là học hỏi từ thất bại và rút được kinh nghiệm gì sẽ tốt hơn.
Tóm lại, với người mới thì doanh số sau 3 tháng đầu tiên có thể lên đến 18.000 – 20.000 sales, mình thấy sản phẩm 3D là một ngách đáng để thử cho các bạn.
Tùy từng sản phẩm chủ lực mà bạn sẽ có cách tìm niche khác nhau. Với team mình thì khi bắt đầu tìm ý tưởng, mình sẽ tận dụng ngay những công cụ thân quen người dùng nhất, như là: Google search, Pinterest và tham khảo thêm một số website như Aliexpress, Amazon, Ebay.
Các bạn mới làm quen có thể tìm kiếm và chọn ra phong cách thiết kế phù hợp với thị hiếu của nhóm khách hàng mục tiêu ở mỗi thị trường (Mỹ, Úc, Canada,…) với công thức kết hợp sau:
-
Niche + 3D Hoodie, Niche + 3D T shirt.
-
Niche + Sản phẩm (VD: Pitbull Hooded Blanket, Pitbull Quilt).
-
Trend + Sản phẩm (VD: Halloween Hooded Blanket, Noel 3D Hoodie, Patrick Day 3D Hoodie).
-
Niche + Trend + Sản phẩm (Horror Cowboys 3D).
-
Kết hợp các Niche + Sản phẩm (Cowboy Snoopy 3D Hoodie).
Ở bước tìm kiếm sản phẩm và niche, bạn có thể tham khảo và bám sát xu hướng thị trường.
Hãy cố gắng tập trung đầu tư cho các thiết kế ấn tượng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình so với các đối thủ cùng ngách còn lại.
Hiện nay, các nền tảng như PrintBase có thể giúp bạn tối ưu cửa hàng, tăng sales, tăng AOV, thậm chí là giảm tỷ lệ hủy bỏ giỏ hàng mà không mất chi phí nào. Việc của bạn chỉ là tập trung vào ý tưởng.
Bản thân mình thấy PrintBase rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Vì thế, các bạn hãy cố gắng tạo khác biệt ngay từ những thiết kế sản phẩm để bứt phá hơn.
Người bán có thể tận dụng tính năng Email/SMS Abandoned Checkout ngay tại nền tảng để retargeting khách hàng cũ mà không cần mua công cụ của bên thứ ba. Nguồn: Mô phỏng báo cáo từ PrintBase.
5/ Công thức để có chiến dịch nghìn đơn với POD
Công thức để anh và đội ngũ xây dựng những chiến dịch ngàn sales là gì?
Rất khó để lập ra được một công thức chung cho các chiến dịch ngàn sales, bởi mỗi người bán POD có thị trường đặc thù cũng như chiến lược của riêng mình. Với riêng đội mình thì công thức chỉ xoay quanh 3 từ:
Ý tưởng, ý tưởng và ý tưởng
Vì chỉ khi có ý tưởng tốt thì người bán có thể thành lập một chiến dịch tiềm năng.
Trước khi đưa ra ý tưởng, bạn hãy chọn một nền tảng giúp bạn chuyển hóa ý tưởng sau này của mình.
Với nền tảng mình đang sử dụng, bên cạnh các lợi thế về cổng thanh toán, dịch vụ fulfillment thì yếu tố khiến mình hài lòng là việc tương tác giữa cộng đồng người bán và nền tảng.
Ví dụ: khi mình yêu cầu bổ sung Smart Button của Paypal để tăng tỷ lệ mua hàng bằng thẻ visa, đội ngũ ShopBase – PrintBase nhanh chóng ghi nhận và thực hiện chức năng này, vì thời điểm đó việc lập và duy trì tài khoản Stripe rất khó khăn. Mình tập trung bán sản phẩm in phun nên việc linh hoạt lựa chọn đơn vị fulfill của nền tảng này cũng đáp ứng được yêu cầu của mình.
Về quá trình tìm ý tưởng mới, mình tập trung vào social listening (thông qua các tool và công cụ tìm kiếm như Google) để check sản phẩm mới.
Mình dành thời gian để trực tiếp lắng nghe và phân tích thị trường bằng cách thử nghiệm sản phẩm trên niche có sẵn hoặc thay đổi trên design mới.
Song song với đó là gửi yêu cầu đến các đơn vị fulfil để họ update hoặc trực tiếp tìm đến những đơn vị fulfil có sẵn những sản phẩm này.
Nguồn lực cần sử dụng hợp lý nên mình sẽ tận dụng những ngách lợi thế, áp dụng vào những thiết kế có sẵn và test trước. Team mình cũng ưu tiên sáng tạo thiết kế mới để phù hợp với style và sản phẩm mới, từ đó scale chiến dịch lên tốt nhất có thể.
Cụ thể, quy trình làm việc của team mình sẽ tập trung vào design nhiều hơn cả, vì hoạt động POD cần lấy khách hàng làm trung tâm. Khi lên campaign thì sẽ chạy ads khoảng 20$ trước để lắng nghe thị trường.
Đặc biệt, với những chiến dịch lấy mục tiêu tăng sales bằng cách bán theo collection, mình sẽ yêu cầu team cho ra đời nhiều mẫu thiết kế hơn một chút để đảm bảo chất lượng cho từng sản phẩm.
Đối với việc tối ưu cửa hàng, mình đang dùng những app như upsells, boots sale miễn phí của ShopBase – PrintBase.
Đợt mùa cao điểm này, mình có thể tạo mã giảm giá (mua nhiều được giảm xx%) hay bán sản phẩm theo combo (combo quần và áo trong một link) rất hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ AOV (giá trị đơn hàng trung bình) đối với ngành hàng thời trang.
Riêng PrintBase, mình tập trung khai thác lợi thế cung cấp chức năng Cá nhân hóa sản phẩm, giúp khách hàng của mình có thể tự chèn text và ảnh (như tên và ảnh của họ) ngay trên trang mua hàng.
Đây là nền tảng POD đầu tiên tại Việt Nam phát triển chức năng này và cũng là một lợi thế đặc thù giúp mình tăng doanh thu.
Cá nhân hóa sản phẩm trên PrintBase – khách hàng có thể tự thiết kế sản phẩm theo ý mình ngay khi mua hàng
6/ Cẩn chuẩn bị những gì trước khi tham gia POD?
Vậy theo anh, người bán cần chuẩn bị những gì để gia nhập thị trường POD trong thời điểm này?
Đối với người mới, mình nghĩ nên bắt đầu với tư duy design và những ngách (niche) các bạn đã có sẵn hoặc thấy tiềm năng.
Ngoài ra, bạn có thể tận dụng thêm việc cá nhân hóa sản phẩm để tạo ra thế mạnh riêng cho sản phẩm của mình. Như mình đã nói ở trên, các bạn chọn được nền tảng hỗ trợ rồi thì có thể yên tâm phát triển ý tưởng.
Tùy vào chiến lược mà bạn chuẩn bị trước các tài khoản quảng cáo phù hợp (ví dụ như Facebook Ads) và cổng thanh toán để đảm bảo chiến dịch chạy mượt và xoay vòng vốn kịp thời.
Với cổng thanh toán thì chắc chắn mình cần nuôi dần dần các ip khác nhau, kiểm soát để việc thu tiền về diễn ra từ từ. PrintBase cũng hỗ trợ xoay vòng cổng thanh toán, rất hữu ích cho các bạn mới, giúp tránh rủi ro bị giữ tiền lại khi nhận về một khoản lớn trong thời gian ngắn.
Với riêng thời điểm hiện tại, nếu bạn là người mới gia nhập bán POD nên hướng đến việc xây dựng thương hiệu dài hạn, không đi vào lối mòn với các sản phẩm Trademark để tránh việc vi phạm các điều khoản về thương hiệu, cũng như tránh các rủi ro bị kiện bản quyền và đóng cửa hàng.
Đây là điều không chỉ riêng mình, mà anh em cả thị trường cũng đang cố gắng hướng tới, vì một tương lai kinh doanh bền vững, chân chính.
7/ Kết và 3 yếu tố quan trọng khi kinh doanh POD
Cảm ơn những chia sẻ giá trị của anh Thanh Bình. Để thay lời kết, anh có thể liệt kê 3 yếu tố quan trọng nhất để kinh doanh POD bền vững?
Nếu nói đến 3 yếu tố quan trọng nhất để kiếm tiền với POD bến vững thì theo mình sẽ có là:
Ý tưởng đột phá – tài khoản quảng cáo – cổng thanh toán.
Luôn luôn thử nghiệm và song song đó là sự đổi mới. Bạn cần phải lắng nghe thị trường và khách hàng, đừng bao giờ đặt cái tôi của mình quá cao.
Lý do đơn giản vì có thể mẫu thiết kế này bạn cảm thấy nó bán được nhưng khi ra thành phẩm thì khách hàng lại thấy theo chiều hướng ngược lại.
Với môi trường thuận lợi tại Việt Nam thì nền tảng có thể hỗ trợ gần như 80% quy trình cho người bán rồi, điểm quan trọng nhất là mình áp dụng những chiến thuật về design và sản phẩm để tạo ra ý tưởng đột phá.
Nếu bạn quan tâm cũng có thể tham gia những cộng đồng chia sẻ để cùng giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực POD. Có rất nhiều anh em đi trước có kinh nghiệm sẵn sằng trao đổi chiến thuật để mọi người cùng phát triển.