ECOM FOUNDERS EMPIRE

EFE NETWORK – Cầu nối cung cấp thông tin và mạng lưới kết nối trong cộng đồng phát triển của Cross-border E-commerce.

AIDA – “Trùm cuối” của các công thức Content Marketing

Content Marketing đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ, nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ số và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Theo đó, nhiều công thức Content Marketing đã ra đời, nhưng qua quá trình sàng lọc, AIDA vẫn là công thức được ưa chuộng nhất. Hãy cùng khám phá sự thật về AIDA trong bài viết dưới đây.

AIDA là gì

AIDA là một công thức Content hiệu quả nhất hiện nay, AIDA là viết tắt của Attention (Chú ý), Interest (Hứng thú), Desire (Khao khát), và Action (Hành động). Đây là một mô hình mô tả quy trình mà một khách hàng thông qua khi tiếp xúc với một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Mô hình AIDA giúp doanh nghiệp hiểu cách thu hút sự quan tâm của khách hàng, thúc đẩy họ xem xét sản phẩm hoặc dịch vụ, và cuối cùng thúc đẩy hành động mua sắm hoặc tương tác.
Công thức AIDA

Ứnh dụng công thức AIDA trong Content Marketing

  1. Attentions – Tạo sự chú ý
“Thu hút sự chú ý từ cái nhìn đầu tiên” là câu nói cửa miệng của bất cứ Marketer nào khi bước chân vào công việc sáng tạo nội dung. 3 dòng đầu tiên (bao gồm cả tiêu đề) sẽ là yếu tố quyết định người đọc có tiếp tục đọc tiếp bài viết hay không. Ngoài ra Attention còn tạo ra cho người đọc cảm giác: bài viết này là dành cho mình, có giá trị với mình.
Có nhiều kỹ thuật để tạo Attention nhưng cốt lõi vẫn là nắm rõ tâm lý và hành vi của Target. Một tiêu đề thu hút chỉ chiếm 20%, còn lại là hình ảnh/video sẽ quyết định. Vì thế không chỉ cần một tiêu đề hay, việc thiết kế hình ảnh sao cho độc đáo, thu hút cũng rất quan trọng.
Attention
  1. Interest – Tạo sự thích thú
Sau khi đã tạo được sự chu ý ban đầu thì cần chuyển họ từ sự hưng phấn này sang sự hưng phấn khác. Đến giai đoạn này nếu chúng ta viết tệ đi, viết những thứ không hợp lý thì rất dễ bị đánh giá là “theo đầu dê bán thịt chó”
Vậy để tạo sự thích thú thì cần biết được người đọc thích thú vì cái gì…
  • Thích thú vì được thấy những thứ Amazing, lạ lẫm, bí mật…
  • Thích thú vì được “sở hữu” một thứ gì đó tổng hợp, bí kíp, công thức….
  • Thích thú vì được trở thành một người đặc biệt…
  1. Desire – Tạo sự ham thích
Desire chính là tạo ra sự khao khát của khách hàng để điều hướng khách hàng về bước cuối cùng là hành động mua hàng. Tuy nhiên tạo sự khao khát không đồng nghĩa với việc kêu gọi mua hàng mà là cần nội dung sâu sắc hơn thế.
Đầu tiên chúng ta cần cho khách hàng hiểu chúng ta đang viết cái gì, đó là phần giới thiệu công ty, tính năng, công dụng của sản phẩm (Viết giới thiệu sao cho nghệ thuật cũng là cả một vấn đề đấy nhé)
Tiếp đến khách hàng cần những bằng chứng xác thực về những điều mà chúng ta vừa nói, nói cách khác là show ra những chứng nhận, thành tựu (có chứng thực) đã đạt được để khách hàng tin tưởng.
Cuối cùng là tạo sự khao khát bằng cách cung cấp một giá trị lớn hơn mà họ sẽ nhận được. Đó có thể là một chương trình giảm giá đặc biệt nếu là bán sản phẩm, hoặc nếu đó là một bài chia sẻ kiến thức thì hãy cho khách hàng thấy kiến thức này hoàn toàn mới mẻ, có giá trị mà chưa ai chia sẻ.
Desire
  1. Action – Kêu gọi hành động
Phần cuối cùng của công thức AIDA là Action – Kêu gọi hành động. Đây là bước quan trọng nhằm chuyển đổi sự quan tâm của khách hàng thành hành động cụ thể. Khi đã thu hút được sự chú ý, khơi dậy sự quan tâm và tạo ra mong muốn từ phía khách hàng, doanh nghiệp cần thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng hoặc tương tác trực tiếp.
Các cách kêu gọi hành động hiệu quả bao gồm:
  1. Nút CTA (Call to Action) nổi bật: Sử dụng các nút CTA có màu sắc nổi bật, dễ thấy và đặt ở vị trí chiến lược trên website hoặc bài viết để khách hàng dễ dàng thực hiện hành động.
  2. Lời kêu gọi hành động rõ ràng: Sử dụng những câu kêu gọi hành động ngắn gọn, mạnh mẽ và dễ hiểu như “Mua ngay”, “Đăng ký ngay”, “Tìm hiểu thêm”, “Liên hệ chúng tôi” để hướng dẫn khách hàng thực hiện hành động.
  3. Ưu đãi hấp dẫn: Đưa ra các ưu đãi, khuyến mãi hoặc phần thưởng hấp dẫn để khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức. Ví dụ: “Giảm giá 20% cho đơn hàng đầu tiên”, “Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên 500k”.
  4. Đặt hàng dễ dàng: Đảm bảo quy trình đặt hàng hoặc đăng ký dịch vụ đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi để không làm khách hàng nản lòng và bỏ qua cơ hội mua hàng.
  5. Tạo cảm giác cấp bách: Sử dụng các yếu tố tạo cảm giác cấp bách như thời gian khuyến mãi có hạn, số lượng sản phẩm có hạn để thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức.
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
EFE's Programs & EFE collab
Tháng tám 14, 2024 2:00 chiều
DROPSHIP WEBINAR 02 | Tìm kiếm sản phẩm tiềm năng
Tháng chín 5, 2024 8:00 sáng
CBE JUMPSTART | KHỞI ĐỘNG MÙA GIẢI ĐẦU TIÊN DÀNH CHO THẾ HỆ KẾ TIẾP TRONG LĨNH VỰC TMĐT XUYÊN BIÊN GIỚI
Tháng chín 10, 2024 1:00 chiều
Voyage Ho Chi Minh City | Nâng Tầm Vị Thế Toàn Cầu
Tháng tám 15, 2024 8:30 sáng
MASTERMIND TOUR 03: SÀI GÒN – HAPPY FURNITURE | Kinh doanh bền vững trên Amazon
Tháng bảy 9, 2024 3:00 chiều
DROPSHIP WEBINAR 01 | Mô hình Dropship bền vững

Newsletter Subscription

Đăng ký email của bạn để luôn được cập nhật những thông tin mới nhất