ECOM FOUNDERS EMPIRE

EFE NETWORK – Cầu nối cung cấp thông tin và mạng lưới kết nối trong cộng đồng phát triển của Cross-border E-commerce.

Print on Demand là gì? Bán áo thun POD với Shopify 2024

Print on Demand là gì?

Print on Demand (POD) hay in theo yêu cầu là một hình thức kiếm tiền online mà thông qua đó bạn sẽ bán những sản phẩm do bạn thiết kế như t-shirts, mugs, hoodies, blankets, quilts,… thông qua một nhà in (platform) và ship đến tay khách hàng.
Đây là một hình thức kiếm tiền online rất phổ biến trong Cộng đồng MMO tại Việt Nam, bùng nổ nhất vào giai đoạn 2014 – 2017 với sự thống trị của Teespring và Sunfrog. Dù không còn bùng nổ như trước, POD vẫn là một hình thức kiếm tiền online hấp dẫn, bên cạnh Dropshipping và Fulfillment by Amazon.

Print on Demand hoạt động như thế nào?

  • Bước 1: Bạn thiết kế sản phẩm POD và đăng sản phẩm lên Platform hoặc website
  • Bước 2: Khách hàng đặt hàng qua Website hoặc Platform
  • Bước 3: Platform tiến hành sản xuất, in sản phẩm POD theo file thiết kế và ship đến khách hàng của bạn
  • Bước 4: Bạn nhận được lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí sản xuất (base cost)
Các bên tham gia vào quy trình POD bao gồm:
  • Sellers: Người bán, chính là bạn
  • Platform: Là nhà cung cấp dịch vụ POD
  • Xưởng in: Là xưởng sản xuất và in sản phẩm POD (là đối tác của POD Platform)
  • Online Store (Storefront): Bạn cần một giao diện website để bán hàng, những nhà cung cấp phổ biến nhất là Shopify và WooCommerce. Nhiều trường hợp chính Platform POD cung cấp cả dịch vụ Storefront
Thông thường, Platform, Xưởng in và Online Store là 3 bên độc lập với nhau. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp Platform có thể đóng 2 hoặc cả 3 vai trò trên.
Ví dụ: Platform A đồng thời sở hữu Xưởng in P và cũng đồng thời cho phép Sellers tạo website bán hàng trên chính Platform đó.

Các Platform POD phổ biến trên thế giới

Một doanh nghiệp Print-On-Demand lựa chọn được nền tảng bán tốt sẽ giảm thiểu được nhiều chi phí phát sinh như giá sản xuất, phí vận chuyển, phí thanh toán,…, từ đó nâng cao lợi nhuận của mình. Để người bán có thêm thông tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nền tảng phù hợp, EFE xin giới thiệu top 5 nền tảng bán Print-On-Demand được ưa chuộng nhất dưới đây.

PrintBase

PrintBase là nền tảng bán Print-On-Demand ra mắt cuối năm 2019. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 tháng, PrintBase đã thu hút gần 19,000 sellers và xây dựng cộng đồng gần 6,000 thành viên. Nhờ sinh sau đẻ muộn, PrintBase tối ưu được các tính năng mà các đàn anh còn thiếu như: giá base cost cạnh tranh, cổng thanh toán quốc tế, dịch vụ fulfillment với mức giá ưu đãi,…Thời gian gần đây, nhờ nắm bắt được xu hướng cá nhân hóa sản phẩm trong thị trường POD, PrintBase ra mắt tính năng Personalization được cộng đồng hưởng ứng và đánh giá cao.
PrintBase là nền tảng bán POD đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo các custom option (lựa chọn cá nhân hóa) chỉ bằng cách kéo thả đơn giản.
Demo tính năng Personalized của PrintBase
Đặc biệt, tính năng này sử dụng được trên nhiều loại mock-up trong bộ Catalog của PrintBase như áo Hawaii, Hoodie, Sweatshirt,…và không bị giới hạn ở các mẫu cốc, áo, tumbler như các nền tảng khác. Thậm chí cả người bán và khách đều có thể xem trước ảnh, chủ động lên đơn ngay trên cửa hàng.
Ngoài cung cấp một cửa hàng trực tuyến (online store) hoàn thiện thiết kế, PrintBase còn tích hợp sẵn những App hỗ trợ up-sell, cross-sell hiệu quả.
  • Boost Convert giúp tối đa tỉ lệ chuyển đổi bằng cách áp dụng hiệu ứng lan truyền (social proof) để hiện thị hoạt động của khách hàng khác trên store. Các tính năng gồm: hiện pop-up các hoạt động gần đây, hiện thời gian đếm ngược trên trang thanh toán – trang thông tin sản phẩm,…
  • Boost Upsell tự động gợi ý các sản phẩm để up-sell, cross-sell trước và sau khi khách thanh toán. Boost Upsell đưa ra product recommendations (gợi ý sản phẩm) dựa trên hành vi của khách trên store, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi tại tất cả các bước mua hàng.
PrintBase phù hợp cho những team bán muốn đón đầu xu hướng Personalized đang thịnh hành. Ngoài ra, các team ít người chưa tự lực được về cổng thanh toán, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, dịch vụ hoàn thành đơn hàng (fulfillment) cũng rất ưa chuộng PrintBase bởi sự tối ưu trọn gói từ A – Z. Thậm chí, PrintBase ra mắt built-in payment gateway (cổng thanh toán tích hợp sẵn) mang tên ShopBase Payment. Cổng thanh toán này được đăng ký giấy phép đầy đủ, giảm thiểu tình trạng chặn, khóa cổng và kiện cáo như nhiều bên khác. Khi sử dụng ShopBase Payment, sellers chỉ cần chờ vài ngày là có thể nhận tiền thanh toán trực tiếp từ khách hàng.

Printify

Printify ra mắt năm 2015 và có xưởng sản xuất, in ấn chủ yếu tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Trung Quốc. Printify được đánh giá là một nền tảng rất ưu ái các team bán nhỏ và vừa với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn đi kèm. Nền tảng này dành riêng một phiên bản miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và chỉ tính phí khi đăng ký thêm các tính năng bổ sung. Mức giá cho premium plan cũng thấp hơn các đối thủ khác, chỉ $29/tháng, không giới hạn số lượng sản phẩm thiết kế.
Điểm nổi bật của Printify là mạng lưới suppliers (nhà cung cấp) rộng khắp thế giới với danh mục sản phẩm đa dạng, độc đáo. Nhờ tận dụng được yếu tố địa phương, các sản phẩm từ Printify có mức giá thấp và cạnh tranh, thời gian ship ngắn hơn khi khi lựa chọn suppliers nội địa. Đồng thời cùng một sản phẩm có thể đi kèm nhiều mock-up khác nhau từ nhiều nhà cung cấp.
Tuy nhiên, do định hướng là platform trung gian với nhiều bên suppliers, cổng thanh toán, dịch vụ fulfillment khác nên Printify sẽ thiếu đi một vài tính năng quan trọng. Printify không có tính năng personalized đi kèm. Người bán phải tải ảnh lên và tự chỉnh tay thủ công trên Photoshop. Khi người bán mới tạo tài khoản cũng sẽ phải tự thiết kế UX/UI cho cửa hàng mới của mình, không có sẵn những bộ template mẫu cơ bản để đẩy nhanh quá trình set up.
Với mức subscription fee (phí dịch vụ) hàng tháng ưu đãi và mạng lưới suppliers mạnh, Printify sẽ phù hợp với các team POD đánh các niches khó tìm sản phẩm. Nhiều người bán tìm mock-up mỏi mắt trên các nền tảng khác không được nhưng lên Printify lại thấy vô vàn lựa chọn. Ngoài ra, với các thương hiệu muốn chọn lợi thế cạnh tranh là hàng sản xuất nội địa, thời giản sản xuất nhanh, phí ship thấp thì Printify khá phù hợp.

Printful

Printful là một trong những nền tảng bán POD đầu tiên và có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Mexico và châu Âu. Printful hỗ trợ xử lý trọn gói trong nội bộ từ in ấn, đóng gói đến vận chuyển. Người bán chỉ cần tạo thiết kế, Printful sẽ hỗ trợ sản xuất, ship hàng và cổng thanh toán. Nhờ không phụ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình sản xuất nên sản phẩm in từ Printful có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng. Ngoài ra nền tảng này cũng tặng kèm mức giảm giá 20% cho các sản phẩm mẫu đầu tiên.
Printful cũng cung cấp các gói giải pháp thương hiệu giúp sản phẩm khác biệt với đối thủ. Các gói đó bao gồm thêm logo trên bao bì sản phẩm, hỗ trợ thiết kế, làm video, ảnh mock-up và chạy SEO, facebook ads. Printful cũng có thể tích hợp đa dạng với các nền tảng thương mại điện tử khác như Amazon, Etsy, Ebay và Shopify để giúp tăng độ phủ cho thương hiệu.
Printful sẽ phù hợp với các team bán ít người chưa tìm được nhà cung cấp phù hợp hay hệ thống vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, team cần nguồn lực tài chính tốt bởi phí dịch vụ từ Printful thuộc một trong những bên cao nhất thị trường. Đổi lại, người bán sẽ nhận được sản phẩm với chất lượng cao, đội ngũ support chuyên nghiệp, nền tảng tích hợp nhiều tính năng mới.

TeeChip

TeeChip cũng là một nền tảng bán POD lâu năm và có uy tín tại thị trường Việt Nam. Ngoài việc cho phép người bán tạo cửa hàng riêng, platform này còn mở thêm “chợ” mua sắm trực tuyến mang tới nguồn free traffic lớn cho sellers. Người bán chỉ cần đặt sản phẩm mình trên “chợ” và nhận % hoa hồng tương ứng.
TeeChip nổi bật giữa các đối thủ khác nhờ cộng đồng sellers mạnh với những tên tuổi lớn trong ngành. Những cộng đồng này cùng chia sẻ thông tin, tips bán cho nhau và hỗ trợ newbie mới vào ngành. Ngoài ra, TeeChip cũng được biết tới với các tính năng như custom domains, duplicate hàng loạt,… hỗ trợ người bán khá hiệu quả.
Custom Domain từ TeeChip giúp tăng giá trị thương hiệu, khuyến khích khách quay lại và cải thiện tỷ lệ upsell của store. Chức năng duplicate hàng loạt (Bulk duplicate) cho phép tạo đồng loạt số lượng lớn các chiến dịch có sẵn một cách dễ dàng.
Tính năng dulplicate hàng loạt của TeeChip
Tuy nhiên, do đã ra mắt từ lâu nên nền tảng này còn nhiều điểm chưa tối ưu bằng các đàn em sinh sau khác. Ví như bộ mock-up không đa dạng, đội ngũ support chưa kịp thời, dễ bị hold tiền tại cổng thanh toán,…

RedBubble

RedBubble ra mắt năm 2006 tại Melbourne, Úc. Đây là thị trường mua sắm trực tuyến toàn cầu dành cho các sản phẩm in theo yêu cầu dựa trên các tác phẩm nghệ thuật được tải lên. RedBubble kết nối hơn 700,00 nghệ sĩ và nhà thiết kế trên khắp thế giới với hàng triệu người hâm mộ.
“Chợ” mua sắm trực tuyến này được biết tới nhờ lượng free traffic lớn và ổn định. Nhiều người bán chia sẻ chỉ up thử 50 thiết kế lên, để không vài tuần không chạy quảng cáo vẫn nhận đều 5 – 10 sales mỗi tháng. Do không mất vốn đầu tư nên tỉ suất lợi nhuận từ RedBubble khá cao. Người bán chủ yếu sử dụng RedBubble như một kênh test khả năng win và độ ưa thích của thị trường với thiết kế. Ngoài ra, nhờ lợi thế về SEO nên RedBubble cũng đẩy được thứ hạng các sản phẩm lên đầu kết quả tìm kiếm trên Google. Với 0đ quảng cáo, sản phẩm của người bán có thể ngay lập tức đến được với tập khách hàng tiềm năng.
Giao diện RedBubble
RedBubble mang tới thêm lựa chọn cho người bán bên cạnh các nền tảng hỗ trợ tạo store, fulfillment và cổng thanh toán thông thường. Tuy nhiên, bán POD trên RedBubble cũng rất dễ đối mặt với các rủi ro về khoá tài khoản. Tài khoản trên RedBubble thường bị khoá không rõ nguyên do và rất khó kháng về. Vậy nên nguyên tắc đầu tiên khi sử dụng RedBubble là không clone lấy design của người khác đưa lên. Bên cạnh đó, thời gian tải thiết kế lâu và tiền hoa hồng thấp hơn đối thủ như Merch By Amazon và Teepublic cũng là những điểm trừ của nền tảng này.
RedBubble sẽ phù hợp với các team bán có đội ngũ design mạnh, có nhiều ý tưởng thiết kế và muốn có thêm nguồn thu nhập thụ động lớn. Do nhu cầu tạo nhiều store (cửa hàng) cùng lúc nên thường người bán sẽ thử nghiệm đa dạng nền tảng để tận dụng được thế mạnh mỗi bên. Các nhóm bán lớn sẽ tuỳ mục đích bán cụ thể (bán TM hay bán sạch), sản phẩm bán (mugs, áo thun, tumbler, quilt beg,…), định hướng xây dựng thương hiệu để chọn các nền tảng phù hợp cho mỗi store.

Dreamship

Là một platform POD xuất hiện trên thị trường từ khoảng cuối 2019, Dreamship đang trở thành một ngôi sao mới nổi đối với những sellers muốn xây dựng thương hiệu một cách bài bản và lâu dài.
Điểm mạnh của Dreamship chính là những chương trình webinar, onboarding và partnership với những đối tác lớn như Shopify, Google, PayPal nhằm hỗ trợ sellers growth và scale business của mình.
Chương trình whitelist giữa Shopify với Dreamship, Google, PayPal, Facebook giúp bạn scale dễ dàng hơn.

Xu hướng Personalized của POD

Bạn đã quá quen thuộc với những mẫu áo thun được custom bằng cách upload hình ảnh lên hoặc điền text để in lên design? Điều đó đã là câu chuyện quá khứ.
Năm 2021 chứng kiến sự lên ngôi của những website bán áo thun POD kèm tính năng Personalized (cá nhân hoá) nâng cao với khả năng tuỳ biến và đáp ứng yêu cầu của bất cứ khách hàng nào.
Một mẫu áo Personalized. Source: Customgo
Theo đó, khách hàng hoàn toàn lựa chọn những biểu tượng, hình ảnh, thiết kế theo yêu cầu dựa trên thư viện có sẵn.
Để sở hữu tính năng personalized này, bạn cần sử dụng app. Hai ứng dụng nổi tiếng nhất đang dẫn đầu cung cấp tính năng này là CustomilyTeeinblue.

Shopify: Giải pháp website cho POD

Với mô hình kinh doanh POD, website bán hàng đóng vai trò trung tâm và là vấn đề không thể xem nhẹ nhưng cần đầu tư một cách bài bản.
Có nhiều nền tảng website bạn có thể sử dụng cho POD như WooCommerce, BigCommerce, Wix Commerce,… nhưng trong bài viết này EFE chỉ đề cập đến Shopify, là nền tảng phổ biến nhất và tốt nhất dành cho những ai muốn bắt đầu với POD.
Shopify thành lập vào năm 2009, nhưng bắt đầu trở nên nổi tiếng trong cộng đồng POD từ năm 2014 và cho tới năm 2021, Shopify chính là lựa chọn số 1 đối với những ai bán POD. Tại sao lại như vậy?

Dễ sử dụng

Shopify sở hữu giao diện người dùng thân thiện giúp bạn có thể sử dụng một cách dễ dàng. Việc đăng sản phẩm, quản lý, chỉnh sửa giao diện được thực hiện bằng cách kéo thả, hoàn toàn không cần bất cứ kiến thức nào về lập trình.
Theo một khảo sát, Shopify dễ sử dụng hơn 21% so với BigCommerce và dễ hơn 12% so với Wix Commerce. Giao diện admin được bố trí một cách gọn gàng và chế độ onboarding giúp người dùng mới có thể biết được tác vụ nào mình cần phải hoàn thành để sẵn sàng cho việc quảng bá thương hiệu và website.

Kết nối và đồng bộ sản phẩm với POD Platform

Là nền tảng website ecommerce số 1 thế giới, Shopify là lựa chọn kết nối hàng đầu của các platform POD.
Bạn có thể dễ dàng kết nối và đồng bộ sản phẩm, đơn hàng giữa Shopify và các platform như Printful, Printify, CustomCat, Dreamship, Teezily, GearLaunch,…

Yêu cầu fulfill từ Platform khi có đơn hàng

Khi bạn sử dụng Platform bên thứ 3 và có đơn hàng phát sinh trên website sử dụng Shopify, bạn có 2 lựa chọn:
  • Fulfill qua API: kết nối với API của Platform (nếu có) và gửi thông tin đơn hàng qua cho Platform xử lý đơn hàng
  • Fulfill qua email: Gửi email cho Platform qua file CSV hoặc Google Sheet với thông tin đơn hàng để họ xử lý và ship đến khách hàng của bạn

Kết nối cổng thanh toán PayPal/Stripe

Shopify cho phép bạn kết nối với cổng thanh toán phổ biến nhất thế giới PayPal chỉ trong 1 cú click chuột, giúp bạn có thể nhận thanh toán từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngoài ra bạn có thể đăng ký những cổng thanh toán chấp nhận credit card như Stripe, 2CheckOut,…
Nếu bạn có thông tin doanh nghiệp ở Mỹ, Singapore,…bạn có thể đăng ký cổng Shop Pay của Shopify để không tốn thêm transaction fees và tăng conversion rate lên đến hơn 18%.

Quảng cáo Facebook, Google Shopping tự động

Shopify cho phép bạn kết nối với các tài khoản quảng cáo Facebook, Google để tự động tạo quảng cáo trên các nền tảng này.
  • Facebook Ads: kết nối pixel và tạo quảng cáo Dynamic Ads, Page Post, Dynamic Retargeting,…
  • Google: Kết nối với Google Merchant Center, đồng bộ product feed và tự động tạo quảng cáo Google Smart Shopping
  • TikTok: kết nối và tự tạo video quảng cáo trên nền tảng TikTok Ads

Bắt đầu bán áo thun POD

Để bắt đầu, bạn cần chọn một platform POD để bắt đầu. Bạn có thể sử dụng nhiều platform khác nhau để so sánh, cũng như mỗi platform sẽ mạnh về một loại sản phẩm nào đó.
Về nền tảng website, Shopify chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Bạn có thể đăng ký dùng thử 14 ngày miễn phí để trải nghiệm tất cả mọi tính năng tuyệt vời của Shopify. Chúc bạn thành công!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
EFE's Programs & EFE collab
Tháng tám 14, 2024 2:00 chiều
DROPSHIP WEBINAR 02 | Tìm kiếm sản phẩm tiềm năng
Tháng chín 5, 2024 8:00 sáng
CBE JUMPSTART | KHỞI ĐỘNG MÙA GIẢI ĐẦU TIÊN DÀNH CHO THẾ HỆ KẾ TIẾP TRONG LĨNH VỰC TMĐT XUYÊN BIÊN GIỚI
Tháng chín 10, 2024 1:00 chiều
Voyage Ho Chi Minh City | Nâng Tầm Vị Thế Toàn Cầu
Tháng tám 15, 2024 8:30 sáng
MASTERMIND TOUR 03: SÀI GÒN – HAPPY FURNITURE | Kinh doanh bền vững trên Amazon
Tháng bảy 9, 2024 3:00 chiều
DROPSHIP WEBINAR 01 | Mô hình Dropship bền vững

Newsletter Subscription

Đăng ký email của bạn để luôn được cập nhật những thông tin mới nhất