Trước tiên thì, sáng tạo là gì ?
1. Sáng tạo không có nghĩa là tạo mới hoàn toàn một thứ. Bản chất của sáng tạo trong thương mại là re-make lại từ những thứ đã được chứng minh là đúng (từ video / content của đối thủ) từ những tính năng hay USP sẵn có của product tương tự.
2. Người sáng tạo nhất được đúc kết từ hai điều đó là:
– Từ kinh nghiệm đã có (thông qua việc xem thật nhiều sản phẩm, xem cách những người làm tốt đã thành công hay ăn nằm hàng ngày với sản phẩm: xem qua tool spy cũng được, xem trên market place, xem qua social media, hay xem trên chính những đối thủ để biết họ làm cái gì mới, tại sao họ lại làm điều đó?)
– Và mong muốn thay đổi: đâu là điểm bạn có thể làm tốt hơn, hay kể chuyện hay hơn cái sẵn có trên
3. Sáng tạo = cái nhìn thấy (ví dụ: là video ads của bạn / product page content của bạn) – đi cái khách hàng đã biết (những cái đang có sẵn trên thị trường)
Tại sao phải sáng tạo:
– Quần legging: tôi chỉ trả 10$
– Quần legging có hiệu ứng 3d / chất liệu đặc biệt làm mông nở ra: tôi sẵn sàng trả 50-60$2. Bản chất của bán hàng chính là liên tục tạo ra và vun đắp những perceived value mới, và cái đó được truyền tải thông qua khả năng sáng tạo của bạn.
3. Yêu cầu của khách hàng ngày sẽ càng khắt khe hơn, cho nên nếu bạn không sáng tạo / không tạo mới được perceived value thì bạn càng khó bán được hàng.
Ok, vậy với Dropshipping cần ra tiền nhanh (fast money) thì sáng tạo như thế nào là đúng và vừa phải. Bạn không cần phải làm một chiếc TVC hoành tráng, phễu marketing lớp lang mới bán được hàng (cái đó nên, nhưng chỉ làm khi đã chớm hình thành nên “thương hiệu” , chứ từ khi bán sản phẩm mà còn chưa biết ra sale hay không thì quá bài bản như thế như xây lâu đài trên cát vậy.
Và, với bản chất của Dropshipping là bán một sản phẩm “có tính năng cụ thể” (solution) nhằm giải quyết một “vấn đề cụ thể” (problem) thì nên làm gì, mình thì có rất nhiều cách tuỳ hứng nhưng có hai cách chính mà mình hay sử dụng
Cách 01: Dramatize the problem: làm quá vấn đề lên Ví dụ: Con bạn sẽ không thể cai nghiện tivi nếu không sử dụng thiết bị giáo dục thông minh này, cháu sẽ không phát triển một cách tự nhiên..bla bla. Cách này bạn phải khai thác được đâu là vấn đề nội tại của những sản phẩm đang có trên thị trường: ví dụ dép xỏ ngón thì đau chân, dễ trơn trượt, khó di chuyển, ra mồ hôi ⇒ sau đó mới introduce sản phẩm mà bạn bán như Arch support / toe protect / easy to slip on .v..v
Một clip ví dụ khá hay https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=LiQo1kvX4lI&feature=emb_logo
Cách 02: Dramatize the solution: làm quá công năng của giải pháp lên (giống mấy quảng cáo Thái Lan mà các bạn hay share cho nhau)
– Râu tóc bạn đen hơn sau 1/3/7 ngày: highlight vào công năng của sản phẩm một cách trực quan sinh động, dùng ngay thấy ngay
– Sơn vá nail ngay lập tức…
Cách này thì nếu sản phẩm bạn có những công năng đặc biệt như thế thì quá tuyệt, còn trong trường hợp không có thì cũng nên R&D thật kỹ xem trên thị trường có những sản phẩm nào mới mà nó có những problem solving feature đáng để ý để mà khai thác.
Tính năng càng mới, càng lạ càng độc càng dễ bán (quay trở lại ví dụ ở #4 là chiếc bra chống cháy của một team to việt nam (dù sorry, chắc mình là đàn ông nên cũng ko hỉu bra tại sao lại cần chống cháy, B.D.S..M hay gì) :))
Lại là một ví dụ ok: https://www.youtube.com/watch?v=uRq7HNgte8s&t=63s
P/s: bài này thiên về mind-set một cách tổng quan, nên hai ví dụ mà mình đưa ra nó cũng rộng và dài hơn cho mọi người hiểu. Chứ trong dropship thì không có phức tạp như thế, cũng chỉ là cách bạn múa máy với những nguyên liệu mà bạn tìm được từ những bên làm đã tốt mà thôi.