Thay vì làm cá to, hãy làm một đàn cá bé ~ thay vì tập trung đào camp triệu usd (dành cho đội tay to) thì team có nguồn lực nhỏ hơn hãy tập trung đi tìm nhiều cá bé – camp chục K$ hoặc trăm K$ thì sẽ khả thi và vừa miệng hơn.
-
Dễ tiếp cận: Cá bé dễ “ăn” và duy trì lâu dài hơn. Mình có case study sản phẩm ăn được hơn 1 năm rưỡi, sau dừng là vì tham đi tìm cá to bỏ bê. Mỗi tháng không ra tiền triệu nhưng tầm 100k – 200k đều hàng tháng.
-
Ít cạnh tranh: Thị trường ngách (niche) ít cạnh tranh hơn, giúp bạn dễ dàng tạo chỗ đứng.
-
Doanh thu nhỏ hơn: Mồm bé…Cá bé mang lại lợi nhuận ít hơn so với cá to.
-
Tìm kiếm nhiều cá bé: Thay vì trở thành cá mập (cty siêu to siêu khổng lồ), hãy trở thành một đàn cá con ở mức độ vừa phải. Hoặc thay vì xây 1 cái tàu cá to vật vã lao ra biển đánh cá phải cạnh tranh với những tàu cá to vật vã khác, hãy dựng 1 đội thuyền thúng ra đánh cá, mỗi ông gom 1 ít.
Hiện tại ở Việt Nam theo mình quan sát trong 10 năm làm cộng đồng Crossborder eCommerce thì tâm lý bán hàng nhỏ lẻ phát triển rất nhanh. Điều này có hai mặt.
-
Tích cực là anh em bán hàng Việt Nam nhập cuộc thị trường rất nhanh, có gì ngon là lập tức sao chép theo, có một khả năng thích nghi đáng nể.
-
Tiêu cực là khi nghĩ về những điều dài hạn thì cần chủ cty phải là người có tầm nhìn dài và thực tế, điều này khó tìm hơn. Khoảng 1000 anh em ra bán hàng thì được 1 – 2 anh em đạt level này. Hoặc nhiều khi không phải là anh em dở, mà là anh em chưa chín mùi để có thể lao ra đấu đá ở level cao hơn
Ví dụ mảng Amazon Sellers, mình gặp khá nhiều team và nhận ra là nếu team trở nên to vật vã, đẩy store lên cao thì vừa gặp sự đu bám quyết liệt từ anh em Việt Nam sao chép theo, mặt khác khi số to thì cũng bị anh em Seller Trung Quốc dòm ngó và vả thẳng tay. Từ cuộc chơi nhỏ lẻ, thành cuộc chơi của các tay to, vừa bị rỉa, vừa phải đấu đá sống còn. Như vậy các team trở nên to trong thời gian ngắn đối mặt với quá nhiều khó khăn chưa kể đến việc nội bộ chưa ổn định, sếp chưa phát triển kịp với quy mô công ty. Đoạn này là vì chưa đủ lực mà chọn “Quyết Chiến”. Thắng được 1 – 2 trận, nhưng thua cuộc chiến.
Trong những lúc thế này, mình nhận ra là những team phát triển ổn nhất là những team chọn phương án thay vì xây 1 store siêu to siêu khổng lồ, họ chia ra 5 – 10 store tầm trung (Revenue 300 – 400k/năm). Như vậy doanh thu tổng năm vẫn về ổn, nhưng tránh được sự dòm nhó của đội đâm chọt bên dưới và sự vả thẳng mặt của anh em Seller tay to Trung Quốc bên trên.
Giai đoạn này gọi là ẩn mình chờ thời. Vừa xây dựng hệ thống, phát triển quy trình, xây dựng đội ngũ mà phát triển dần dần, đợi đến khi thực sự đủ mạnh thì bắt đầu tấn công vào kẻ địch.
Theo mình điểm khó nhất ở đây là: hiểu mình, hiểu đối thủ, biết kiên nhẫn chờ đợi để thắng được cuộc chiến. Vì thương trường là chiến trường. Lao ra thế giới còn phải chịu sự đấu đá kinh hồn của anh em nước ngoài, anh em Mỹ thì quá mạnh về Brand còn anh em Trung Quốc thì vừa bạo tiền, vừa mạnh Performance.
Lúc này, không phải là lúc để anh em Việt Nam chọn quyết chiến tới cùng mà là lúc nuôi quân, dưỡng binh, phát triển từng bước một. Tương tự, với chiến lược “Đàn cá con” này. Mình cũng xây lại cộng đồng Crossborder eCommerce bên mình theo hướng thay vì xây dựng vài anh em top server doanh thu khủng, thành một nhóm các anh em thực sự quyết tâm làm, phát triển từ quy mô nhỏ đến tầm trung. Nhóm anh em này đã hiểu thị trường (ra số, dù nhỏ), và đủ tin tưởng để phát triển đến tầm trung.
Từ đó xây dựng 1 đội “Đàn cá con” hay “Đội thuyền thúng” anh em vừa và nhỏ ở Việt Nam bán hàng sang Mỹ, sang châu Âu, sang Úc. Khi đội cá nhỏ này đã đủ cứng cáp (cỡ vài trăm anh em), thì mới bắt đầu nghĩ đến việc ngồi lại và phát triển lớn hơn để đấu trực tiếp với các đối thủ Mỹ & Trung Quốc. Đoạn này làm mình nhớ đến 1 đoạn trong Binh Pháp Tôn Tử tạm dịch là “tăng cường sức mạnh của bản thân, làm yếu đối thủ, rồi mới bắt đầu quyết chiến”.
Đây cũng là cốt lõi của bài viết này và niềm tin của mình về việc phát triển các cộng đồng ở Việt Nam. Đây là cũng là 1 chia sẻ giúp anh em newbie, anh em team nhỏ có thể lựa chọn trận chiến đúng đắn cho bản thân trước khi lao vào mảng Crossborder eCommerce.
-
Chiến lược này không dành cho tất cả mọi người. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu và nguồn lực của bạn trước khi áp dụng.
-
Thành công không đến nhanh chóng. Hãy kiên nhẫn và thực hiện chiến lược một cách nhất quán.