Ở bài viết trước thì EFE đã nhắc tới vấn đề Dùng tiếng Anh nhưng suy nghĩ bằng tiếng Việt như một trong những lỗi phổ biến nhất khiến cho anh em bị lãng phí tiền ads.
Nhiều anh em Seller vẫn còn hay lấy content trong nước, dịch qua một vài công cụ thô sơ như Google Dịch rồi “xuất khẩu” ra quốc tế, nhưng cũng vì thế mà thỉnh thoảng content nghe hơi bị “cringe”, “sến” và không phù hợp.
Thỉnh thoảng lướt mạng vẫn va vào những caption kiểu:
“Buy nowww baby ❤️ We ship 24/7 to your houseeeee 😘” Nhìn sơ là biết dịch từ tiếng Việt. Đọc vào thì khách Mỹ cười trừ hoặc bỏ qua.
Việc tạo nội dung cho thị trường quốc tế không chỉ là dịch sang tiếng Anh, mà là viết lại với mindset và cảm quan văn hoá của người bản xứ. Trong bài viết này thì EFE sẽ cùng điểm qua một vài lỗi sai thường thấy khi làm content sau đó sẽ tổng hợp cho anh em những cách để giúp tạo content hiệu quả.

Mục lục
ToggleTại sao nội dung Việt lại bị coi là sến
Theo Trang Yuqo (2023) – một trang chuyên chia sẻ về kiến thức Marketing và tạo content quốc tế, một lỗi phổ biến khi viết content bán hàng cho thị trường quốc tế là “nội dung bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ nguồn”, tức là nội dung vẫn được hiểu theo nghĩa của văn hóa gốc dẫn đến sự gượng ép và khó hiểu với người bản xứ”.
Đầu tiên là do những công cụ dịch thô như Google Dịch sẽ dịch theo kiểu word by word, từng chữ một chứ không theo context của cả câu. Ví dụ như câu chốt đơn nhanh thôi sẽ được dịch thành “order quickly quickly nowww”. Nghe rõ ràng gượng ép và mất tự nhiên hơn rất nhiều so với câu gốc, thường những từ ngữ Việt mang tính biểu cảm khi bị dịch kiểu như này sẽ mất đi tính chất vốn có của nó.
Lỗi tiếp theo khá phổ biến là nhồi emoji và cảm thán sai chỗ. Câu cảm thán thường được sử dụng ở Việt Nam vì nó là cách dễ nhất để bày tỏ cảm xúc, có một vài nơi sẽ hướng dẫn anh em thêm icon vào để bài viết của mình trông bắt mắt hơn. Nhưng nó hiệu quả ở thị trường Việt Nam chứ Mỹ thì không, người Mỹ đã quen với các ông lớn nên việc liên tục chèn câu cảm thán và icon là hành động làm giảm uy tín của các nhãn hàng đi rất nhiều.
Làm việc ở thị trường của các ông lớn thì đương nhiên cách hiệu quả nhất sẽ là bắt chước phong cách làm content là an toàn nhất rồi. Đầu tiên đương nhiên là phải hiểu được người Mỹ cần gì, họ cần uy tín và minh bạch nên content chỉ cần ngắn gọn, đơn giản là đủ hiệu quả rồi. Ví dụ như: Shop now, Get yours, Try it today.
Những content cá nhân hóa hoặc chêm đại từ nhân xưng vào nghe sẽ không phù hợp với người Mỹ. Ví dụ như sản phẩm sữa trẻ em thì người Việt mình có thể gọi khách hàng là “mẹ bầu”, “mom” Nhưng nếu giữ nguyên như vậy thì sẽ khiến người Mỹ thấy hơi “sến”.
Nếu muốn thực sự tạo content gần gũi thì nên sử dụng những từ ngữ hơi “đời” mà người bản xứ dùng. Cái này thì sẽ có lợi hơn nếu anh em có thể đào được insight từ các mạng xã hội nước ngoài như Reddit hoặc thử vài công cụ nghiên cứu insight khách quốc tế ở đây.
Video & visual – “style Việt” dễ bị cringe
Nếu như anh em thử đổi vùng trên Appstore rồi tải thử Tiktok bản quốc tế thì sẽ nhận ra các video dùng filter lòe loẹt, hiệu ứng TikTok hay caption nhấp nháy không phổ biến tại thị trường Mỹ và Châu Âu.
Chính vì vậy nên các filter hay hiệu ứng đèn chớp, lồng nhạc Remix hay font chữ 3D nhảy múa sẽ khiến cho content của anh em bị bỏ qua ngay lập tức. Có một vài anh em sẽ chọn làm video theo kiểu lồng tiếng để giải thích công dụng từng sản phẩm, cái này nhìn chung hiệu quả hơn video lồng nhạc nhưng sẽ phải hạn chế việc bị nói lan man, tập trung vào CTA thôi là đủ. Storytelling ngắn gọn, đi thẳng một vấn đề và đưa ra duy nhất một giải pháp là kiểu content phổ biến nhất và được nhiều ông lớn sử dụng nhất để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình ở Mỹ.
Một vài format đơn giản, rõ ràng mà anh em co thể tham khảo thử là content của Glossier, Notion, Hay, IKEA đang làm.
Một vài công cụ hỗ trợ hữu ích
Canva
Canva là nơi cung cấp những template design sẵn nhưng mà nếu chỉ tìm kiếm bằng tiếng việt thì anh em sẽ lại rơi vào vòng lặp của content nội địa, nên anh em có thể tham khảo cách tìm kiếm theo khu vực mà mình mong muốn: “Minimal Product Promo – US/UK/AU”.
ChatGPT
Không phải dùng ChatGPT theo kiểu “Hãy viết bài quảng cáo cho sản phẩm này” vì nó sẽ mặc định viết content theo kiểu Việt. Đương nhiên nó vẫn hiểu nhưng các AI sẽ phân tích câu lệnh dựa vào context của từng từ ngữ trong câu, anh em nên thử viết câu lệnh bằng tiếng anh, thêm cả nhóm đối tượng đích mà mặt hàng của anh em hướng tới, tone và mục đích của bài quảng cáo. Nếu mà muốn nó bắt chước kiểu viết của một ông lớn khác cũng được luôn, cung cấp một ví dụ cụ thể và giải thích cho nó hiểu là được. Cung cấp càng nhiều thong tin thì ChatGPT càng dễ cho ra sản phẩm đúng mục tiêu.
-
Prompt ví dụ: “Rewrite this caption for a Gen Z American buyer in friendly tone follow this example.”
MUỐN CONTENT QUỐC TẾ KHÔNG BỊ PHÈN? – PHẢI LUYỆN SENSE!
Theo Nativa (2023), một trang thông tin và chia sẻ kiến thức làm content qua mạng xã hội: “*Sáng tạo nội dung xuyên biên giới cần sự nhạy cảm văn hóa, giống như một giác quan thứ sáu. Điều này không thể copy – mà chỉ có thể luyện.”
Kỹ năng viết caption, chọn màu, chọn visual có thể học nhanh. Nhưng “sense”, cảm giác tự nhiên về cách làm content hợp mắt, hợp văn hóa người nước ngoài thì cần thời gian hấp thụ.
Vậy luyện sense bằng cách nào?
-
Xem thật nhiều content quốc tế mỗi ngày
Chuyển từ lướt mạng xã hội trong nước sang vùng quốc tế, một vài kênh mà anh em có thể tham khảo trên TikTok, Instagram Reels, YouTube Shorts của các brand nhỏ bán tại Mỹ, Úc, Anh (VD: @glossier, @notionHQ, @duolingo, @haydesign).
Tìm theo keyword: “Product Demo US”, “Gen Z ad campaign”, “Aesthetic unboxing”, “Etsy shop video” hoặc những từ khóa khác mà anh em nghĩ là liên quan tới định hướng nội dung của mình (cái này có thể lại dùng con ChatGPT để giúp tiếp nếu anh em thấy khó).
Xem xong thì lại ghi chú lại tone giọng, độ dài caption, âm nhạc, nhịp cắt dựng. Cứ ghi tất cả mọi thứ một cách chi tiết nhất có thể rồi làm dần theo mẫu, sau đấy lại quan sát rồi chỉnh sửa tiếp. Cái này tốn thời gian nhưng vì mỗi loại sản phẩm và dịch vụ lại đặc thù theo môi trường nên tạm thời vẫn chưa có phương án hiệu quả hơn.
2. Học từ các chiến dịch quảng cáo nổi bật
Những chiến dịch quảng cáo nổi bật thường sẽ đến từ các ông lớn, có một đội ngũ marketing đầy kinh nghiệm đứng đằng sau, nếu không thể xây dựng được team in-house mạnh như vậy thì trước mắt cứ học tập đã xem sao. Anh em có thể tham khảo Adsoftheworld.com hoặc Campaignlive.com để xem các mẫu quảng cáo đoạt giải.
3. Tập tiêu hóa nội dung như một “native buyer”
Hãy bắt đầu thói quen đánh giá một content bằng cách đặt câu hỏi: Nếu mình là khách hàng Mỹ/Úc/Đức, mình thấy quảng cáo này dễ hiểu không? Có tin không? Có thấy hợp gu không?
Sau đấy lưu lại những mẫu content khiến anh em dừng lại đọc/xem hết, rồi mới đến bước phân tích để lưu ý cho những lần dùng sau.
Mong rằng những thông tin EFE tổng hợp lại được sẽ có ích và hỗ trợ anh em làm content hiệu quả hơn.